Thứ bảy 27/07/2024 07:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

“Đám cưới chuột”

16:00 | 23/01/2023

(Xây dựng) - “Đám cưới chuột” là tên mà người đời vẫn gọi bức tranh một cách nôm na; còn tên chữ của nó (và cũng là ý nghĩa xã hội của nó) thì như 4 chữ ở góc trái phía trên tranh là “Lão - thử - thủ- thân” (chuột già phòng thân) cơ. Đây là bức tranh dân gian nổi tiếng của làng tranh Đông Hồ. Do dốt đặc về hội họa, nên tôi chẳng dám lạm bàn về tính nghệ thuật của bức tranh, mà chỉ xin ghi lại một vài ý nghĩ tâm đắc về ý nghĩa xã hội của nó.

“Đám cưới chuột”

Ở chiều sâu nhất của bức tranh là 5 chấm đen, có thể hiểu là 5 cái miệng hang chuột. Nhưng 5 cái miệng hang này lại được bố trí rất chỉnh tề, theo thuyết âm dương ngũ hành, với hành thổ ở trung tâm, và 4 hành kim - mộc - thủy - hỏa ở 4 phương chính. Thế nghĩa là gia đình nhà chuột này có chữ nghĩa lắm, quý phái lắm, có đủ cả ông Nghè lẫn ông Cống (thời Lê, những người đỗ kỳ thi hương, gọi là Cống sinh). Chắc chắn gia đình này thuộc loại “danh gia thế phiệt” trong xã hội chuột. Không thế, sao được phép “án” phương nhà theo thuyết âm dương ngũ hành. Ngày xưa, triều đình phong kiến có những quy định hết sức khắt khe về mũ mãng, áo quần và cả thước tấc nhà cửa cho từng hạng quan, hạng dân. Xã hội trọng quý (những người học hành đỗ đạt, có quan tước) mà khinh phú (giàu nhưng không có danh phận), ví như dân buôn chẳng hạn, dù giàu có ức vạn thì: Những nhà làm gác chứa hàng/ Mái nhà không được cao bằng kiệu quan.

Chúa Trịnh đã diễn nôm những quy định về nhà cửa ra như vậy cho dân dễ hiểu mà thi hành. Lệch khỏi cái chuẩn ấy của triều đình là chém đầu ngay. Đừng có cậy buôn chổi chít, chạy xe ôm, “làm thêm đến thối móng chân, móng tay”, hay cậy có “cô em kết nghĩa” mà xây dựng biệt phủ tòa ngang dãy dọc như bây giờ, để rồi chỉ bị... nhắc nhở, hay cùng lắm là “rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Đám đón dâu nhà chuột chắc là xuất phát từ 5 cái hang đó.

Một đường phân cách chia bức tranh làm hai phần trên, dưới. Phần dưới, đi đầu là một con chuột ngựa hồng yên gấm, áo thụng, mũ cánh chuồn có ngù bông, trông rất oai vệ. Đây có lẽ là vị đại diện cho nhà trai, là người sẽ thay mặt nhà trai “có lời” xin dâu với nhà gái. Đây cũng là vị có chức tước. Chính cái mũ cánh chuồn và cái lọng che, do một thằng chuột đen sì vác theo sau, đã nói lên điều đó (mũ cánh chuồn và lọng che, thời trước, chỉ quan lại được trao phẩm hàm thấp nhất là tứ phẩm, mới được dùng). Ngay sau thằng chuột cầm lọng là một thằng chuột vác một cái biển có hai chữ “nghênh hôn”. Tiếp đến kiệu chú rể, do 4 thằng chuột khiêng. Phải công nhận ban tổ chức đám cưới chuột lựa chọn khá chu đáo. Hai thằng đen khiêng phía ngoài, hai thằng khoang khiêng phía trong. Hai thằng chuột đi sau vừa khiêng kiệu vừa ngoái cổ lại, ra ý phía sau còn nhiều lắm, họ nhà chuột đi đón dâu còn xếp hàng dài lắm. Chú rể chuột đội khăn xếp, xiêm đen, áo gấm xanh ngồi chễm chệ. Mép chú chưa có sợi râu hay sợi ria nào, chứng tỏ chú còn trẻ lắm. Nét mặt chú lộ vẻ hồi hộp, như đang mơ màng tưởng đến lúc cùng người bạn trăm năm sánh vai “nhất bái thiên địa…”.

Nhưng, nếu chỉ có độc phần dưới thôi, thì bức tranh sẽ chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt ngoài việc mô tả một cảnh sinh hoạt thời xưa. Phần làm nên ý nghĩa xã hội của bức tranh, chính là phần trên.

Ngự ở phía bên phải của phần trên bức tranh là một “miêu đại vương”, như một vị “tiểu hổ”, nét mặt rất nanh ác, ngồi chễm chệ, ra dáng một tiên sinh rất siêng năng thực thi sứ mệnh tiêu diệt cả họ nhà chuột. Trước mặt miêu đại vương là hai “lão thử” đang khúm núm dâng lễ. Lão đi trước khom lưng, hai tay kính cẩn dâng lên đại vương mèo một con chim câu béo mẫm. Lão đi sau, cũng với thái độ ấy, dâng lên vua mèo một con cá chép. Nếu để ý đến đuôi của 3 nhân vật (mèo và hai chuột dâng lễ) ta sẽ thấy được cái tài hoa, ý nhị của nhà họa sĩ dân gian. Ba cái đuôi thể hiện 3 tính cách, 3 kiểu tính toán. Lão chuột dâng chim đuôi quắp chặt vào trong bụng, cứng đơ đơ, chứng tỏ lão đang rất sợ (sợ đến cứng đuôi, quắp đuôi), đang run như dẽ trước oai linh của cái thằng có thể “ăn thịt cả họ” nhà mình. Lão chuột dâng cá đuôi cũng cứng, nhưng mà cứng vểnh lên. Đây có lẽ là một kẻ rất gian, rất mưu mẹo. Cùng đi dâng lễ nhưng lão không tiến lên ngang hàng với thằng dâng chim mà đẩy nó lên đối mặt với hiểm nguy, còn mình thì lùi lại, vểnh đuôi. Thế vểnh đuôi ấy là thế đề phòng. Hễ thằng mèo không vồ lấy con chim mà vồ vào thằng dâng chim là lão lập tức phóng chạy.

Còn miêu đại vương, tuy đuôi cũng cuộn vào trong bụng nhưng mà cái đuôi ấy rất mềm mại, thể hiện một thái độ rất thư thái, ung dung của bậc bề trên. Một chân y giơ lên, dứ dứ như thể lượng xem chim câu, cá rán ngon hay là... thịt chuột ngon.

Tất nhiên là đối với giống mèo, thì chim, cá sánh làm sao được với thịt chuột? Nhưng mà ở đời “muốn ăn dưa phải trồng dưa/ muốn ăn đậu phải trồng đậu (thực qua đắc qua/ thực đậu đắc đậu)”. Sách “gương bái soi lòng (minh tâm bảo giám)” đã dạy vậy mà. Miêu đại vương dẫu ít học, dẫu chỉ quẩn quanh xó bếp, nhưng chắc cũng hiểu được cái đạo lý ấy. Muốn có nhiều thịt chuột mà ăn, thì trước mắt cần phải tạm bằng lòng với chim, với cá, để cho họ nhà chuột dựng vợ gả chồng cho con cái chúng nó thật nhiều, sinh đẻ thật nhiều. Sự tính toán của lão mèo là thế, nên trong tranh, ta thấy lão đang gật gù, đang ra vẻ ban ơn: Cá này ăn cũng là tanh/ Nhưng tao cũng nhận lòng thành chúng bay.

Phía sau hai lão chuột dâng lễ là hai thằng chuột ranh làm nhiệm vụ tấu nhạc. Một là để cho không khí của buổi “tiến lễ” thêm phần long trọng. Hai là để làm vui cho vua mèo khi ngài thưởng thức chim, cá, để ngài tạm quên đi món thịt chuột là món khoái khẩu bậc nhất của ngài. Phần lão mèo, có lẽ vì lễ hậu, vì thái độ cực kỳ khúm núm, kính trọng của bọn chuột, nên lão đâm ra hài lòng, đã mất cảnh giác, không nhận ra sự mất dạy, xấc láo của bọn này. Tiếng là tấu nhạc góp vui, nhưng những cái kèn mà bọn chuột dùng lại là... kèn đám ma. Bên trong cái vẻ cung kính, khúm núm, nịnh nọt ấy, bọn chuột hẳn đang mong thằng mèo chết quách đi, chết càng nhanh càng tốt.

Nhân đám cưới của con cháu mình, bọn chuột mang lễ đến dâng vua mèo để phòng thân, để vua mèo ngơ đi cho mà tiến hành hôn lễ. Đó là ý nghĩa xã hội mà bức tranh muốn nói (lão - thử - thủ - thân).

Chưa hết, ý nghĩa xã hội của bức tranh còn sâu sắc hơn nhiều, nếu ta khơi thêm một tầng nữa. Từ xa xưa, bọn quan lại tham nhũng, đục khoét của công, của tư, luôn luôn được ví với loài chuột, tức là loài “đục khoét”. Kinh thi có bài “chuột xù” nói về chuyện đó. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ “ghét chuột (tăng thử)” ám chỉ bọn ấy. Trạng Trình đã gọi bọn quan lại thời cụ sống là “chuột lớn (thạc thử)”, và lên án chúng gay gắt: “Chuột lớn sao bất nhân/ gặm khoét thật thảm độc” khiến cho “đồng ruộng trơ rơm khô”, để khắp hang cùng ngõ hẻm, chỉ thấy toàn cảnh “đói nghèo nông phu than/ đói gầy nông phụ khóc”.

Bọn “thạc thử” gặm khoét của dân, của nước, một cách thảm khốc, ních đẫy túi tham. Rồi nhân nhà có việc, chúng mang một phần của đục khoét ấy dâng cho kẻ bề trên, để được làm ngơ và lại tiếp tục “đục khoét”. Với ý nghĩa ấy, thì bức tranh chính là một bản cáo trạng. Và chắc chắn nó chỉ được sáng tác trong thời kỳ xã hội cực kỳ nhiễu nhương, vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan, kỷ cương phép nước bị buông lỏng. Bọn có chức có quyền kết bè kết đảng, thỏa sức “mình vuông hiếp chúng, gỗ tròn lăn dân”.

Tết năm MÃO, bọn “chuột xù” hai chân lại lễ mễ bê chim vàng cá vàng, xếp hàng đến cửa “đại vương mèo” để được đại vương ngơ đi cho, rồi sang năm lại “gặm khoét thật thảm độc”.

Vũ Hữu Sự

Theo

Cùng chuyên mục
  • Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

    (Xây dựng) - Ngày 24/7, tại huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn 1962 – 1975).

  • Bắc Ninh đề xuất phê duyệt đồ án quy hoạch bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể, trong đó có nội dung cập nhật quy hoạch khu dân cư phía trước cửa chùa thành đất du lịch theo Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045.

  • Linh thiêng Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một sự kiện lịch sử tiêu biểu có giá trị to lớn. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ, đồng bào đã hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sỹ... cùng với sự nhất trí của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tỉnh Điện Biên đã tiến hành xây dựng Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

  • Thừa Thiên - Huế: Hơn 47 tỷ đồng đầu tư tu bổ di tích Hưng Miếu

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VIII đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo quản, tu bổ di tích Hưng Miếu - nơi thờ tự cha và mẹ của vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng.

  • Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2024 thành công rực rỡ

    (Xây dựng) – Ngày 18/7, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), các ngày lễ trọng đại của đất nước và của ngành Xây dựng năm 2024.

  • Xếp hạng 3 Di tích quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích.

Xem thêm
  • Tác phẩm “Công trình đại thế kỷ” về Sân bay Long Thành đạt giải Nhất Cuộc thi Ảnh nghệ thuật năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai cho biết đã tổ chức chấm công khai ảnh của các tác giả tham gia Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Đồng Nai năm 2024.

    22:29 | 18/07/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc nhà mái bổi ở huyện ven biển Kim Sơn

    (Xây dựng) – Ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), một số gia đình vẫn còn lưu giữ được những ngôi nhà mái bổi với lối kiến trúc độc đáo, được làm từ cây cói đặc trưng của vùng ven biển. Những ngôi nhà này tuy mộc mạc, giản dị những rất gần gũi và mang đậm nét văn hóa riêng của đất và người Kim Sơn.

    15:56 | 17/07/2024
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Cẩm Phả

    (Xây dựng) - Ngày 16/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức phiên họp thông tin báo chí thường kỳ có hai nội dung chính gồm: Các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); và phối hợp tổ chức vòng thi Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại thành phố Cẩm Phả.

    10:19 | 17/07/2024
  • Gần 48 tỷ đồng đầu tư, xây dựng công viên võ Bình Định

    (Xây dựng) – Lãnh đạo thành phố Quy Nhơn vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Bình Định xin chủ trương về việc thực hiện đề án cải tạo Công viên Thiếu nhi tỉnh mở rộng thành Công viên võ Bình Định.

    09:56 | 16/07/2024
  • Hà Nội: Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ” xác lập kỷ lục Việt Nam

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội, sáng 14/7, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ" với sự tham gia của 7.000 người. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2024 – 2029. Hoạt động đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.

    16:11 | 15/07/2024
  • Bình Định: Khai mạc Lễ hội đường phố mang đặc trưng miền biển

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ các sự kiện Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024, Lễ hội đường phố đã chính thức được khai mạc vào chiều ngày 14/7 với chủ đề “Bình Định chào hè”.

    15:25 | 15/07/2024
  • Lễ hội Xe Fun Wheels Festival Hạ Long 2024

    (Xây dựng) - Lễ hội do UBND thành phố Hạ Long, Công ty Cổ phần OTV Truyền thông và Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam tổ chức. Diễn ra trong 2 ngày cuối tuần (13 và 14/7), lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự. Đây là lễ hội xe lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và sẽ diễn ra thường niên tại thành phố di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới.

    20:43 | 14/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    (Xây dựng) - Tối 13/7, Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ” khai mạc tại Quảng trường 2 tháng 4, thành phố Nha Trang. Hoạt động chính của lễ hội là chương trình trình diễn thi đấu ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) với sự góp mặt của 4 đội đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc và UAE.

    15:50 | 14/07/2024
  • Lễ hội văn hóa - ẩm thực gọi mời du khách về với biển Quảng Trị

    (Xây dựng) - Ngày 12/7, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa - ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng - Taste of Sunland". Đây là một trong những chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Vì hòa bình Quảng Trị năm 2024.

    13:09 | 13/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 11/7, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 với chủ đề “Bình Định - Khát vọng biển”. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

    21:26 | 12/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load