(Xây dựng) – Thời gian qua, việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đã được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư lựa chọn đơn vị và con người làm tư vấn, thiết kế. Tuy nhiên, từ trước năm 2016, công tác cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng còn nặng tính hình thức, chưa có cơ chế sát hạch, kiểm tra để bảo đảm người được cấp chứng chỉ có năng lực phù hợp với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề.
Do vậy có tình trạng chất lượng hồ sơ thiết kế không đảm bảo do năng lực đơn vị tư vấn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng. Chính vì thế, công tác chứng chỉ hành nghề xây dựng luôn được UBND tỉnh, Sở Xây dựng quan tâm chỉ đạo chấn chỉnh, bảo đảm thực chất.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). |
Chứng chỉ hành nghề là một trong những hình thức thể hiện của điều kiện kinh doanh nhưng khác với các hình thức thể hiện còn lại, chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho cá nhân. Khi muốn kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định thì pháp luật quy định cá nhân đó phải có chứng chỉ hành nghề, khi đó, chứng chỉ hành nghề trở thành một trong những điều kiện bắt buộc phải có khi tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 9, Khoản 1 Nghi định 102/2010 NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyềm của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghềnghiệp về một ngành nghề nhất định. Như vậy, chứng chỉ hành nghề là loại căn cứ pháp lý được cấp cho một cá nhân cụ thể hoạt động trong một ngành nghề nhất định.
Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại Khoản 3, Điều 148 của Luật xây dựng năm 2014 có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.
Thực tế cho thấy, chứng chỉ hành nghề xây dựng không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp luật mà đây còn là văn bản thể hiện trình độ, năng lực của cá nhân đó trong việc hoạt động tại lĩnh vực xây dựng. Nhờ có chứng chỉ hành nghề xây dựng này mà các cá nhân có thể tăng thêm sức cạnh tranh cho bản thân mình. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng thì mới có đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước. Hoạt động xây dựng sẽ được quy định theo nội dung có ghi trên chứng chỉ hành nghề xây dựng. Cơ sở pháp lý quy định đó là: Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về đầu tư kinh doanh trong quản lý Nhà nước; Thông tư 17/2016/TT-BXD năng lực của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định số 59/2014/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, từ trước năm 2016, công tác cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng còn nặng tính hình thức, chưa có cơ chế sát hạch, kiểm tra để bảo đảm người được cấp chứng chỉ có năng lực phù hợp với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề. Hệ thống đăng tải thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng mặc dù đã từng bước được quan tâm thiết lập nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức liên quan tham gia và hoạt động chưa hiệu quả… Do vậy có tình trạng chất lượng hồ sơ thiết kế không đảm bảo do năng lực đơn vị tư vấn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.
Theo cơ quan chuyên môn, sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề sẽ là khâu quan trọng giúp quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng đội ngũ tham gia hoạt động tư vấn xây dựng, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, đồng thời góp phần bảo đảm chất lượng tư vấn, chất lượng công trình xây dựng cũng như hiệu quả đầu tư. Thông qua sát hạch sẽ giúp các cơ quan Nhà nước quản lý và giám sát chặt chẽ hơn về năng lực thực sự của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn xây dựng và xây dựng. Khắc phục tình trạng xét tiêu chuẩn cấp chứng chỉ thuần túy dựa trên hồ sơ do cá nhân, tổ chức tự cung cấp.
Mặt khác, mã số chứng chỉ hành nghề cũng như năng lực hoạt động hành nghề của cá nhân, tổ chức sẽ được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Sở và Bộ Xây dựng sẽ giúp các chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu tin cậy, đủ năng lực trong công tác đấu thầu, chọn thầu, góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy, thời gian tới, các Sở Xây dựng sẽ tiếp tục khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, kiến nghị với Bộ Xây dựng tháo gỡ nút thắt về kỹ thuật giúp các cá nhân nhanh chóng được cấp mã số sát hạch, mã số chứng chỉ hành nghề, mã số năng lực đảm bảo tạo điều kiện hành nghề thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức. Từng bước xây dựng quy trình sát hạch chứng chỉ hành nghề thuận tiện, nề nếp.
Tuyết Hạnh
Theo