Thứ bảy 21/09/2024 07:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững

14:59 | 15/03/2023

(Xây dựng) - Ngày 14/3, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Ngày nước Thế giới năm 2023 - Thúc đẩy sự thay đổi”.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Nhà báo Khánh Toàn – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chủ trì buổi tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Nhà báo Khánh Toàn – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chia sẻ, việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Nhu cầu nước ngày càng tăng, chủ yếu do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế bên cạnh đó nguồn nước còn chịu tác động của biến đổi khí hậu.

Việt Nam dự báo đến năm 2030 nhu cầu nước khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần so với hiện nay, tình trạng thiếu nước diễn ra nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

Bài học trên thế giới đã chỉ ra, sự tham gia có ý nghĩa từ công chúng, cộng đồng, doanh nghiệp, nhà khoa học và các bên liên quan khác là điều kiện quyết định trong việc giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm nước.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Đánh giá về vai trò của nước đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vẻ, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Mọi sự sống đều cần có nước, trong bối cảnh tài nguyên nước đang bị cạn kiệt, tác động của biến đổi khí hậu… vấn đề nước đang đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, nguồn nước phân bổ không đồng đều, khu vực hạ lưu, nguồn nước cạn kiệt, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thảm họa, hạn hán, lũ quét, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nguồn nước.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
GS.TS Trần Đức Hạ - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường – Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

Đồng thời, nguồn nước tuy nhiều nhưng phụ thuộc vào bên ngoài, đắp đập, xây dựng thủy điện ở nhiều nơi khiến nguồn nước bị cạn kiệt đặc biệt vào mùa khô tại khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, ảnh hưởng đến người yếu thế và người nghèo.

Chia sẻ tại Tọa đàm về những thách thức trong đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam, GS.TS Trần Đức Hạ, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường – Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, nước ta đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước như thứ nhất, tỷ lệ dân số vùng nông thôn di dời sang đô thị. Thứ hai là vấn đề sử dụng đất không hợp lý. Thứ ba, vấn đề suy thoái tài nguyên rừng. Thứ tư, đất nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 3.260km đường bờ biển kéo dài, vấn đề nước biển dâng, địa hình đồi núi dốc và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.

Và vấn đề suy giảm nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước, nước biển dâng gây nhiễm mặn, chịu tác động lớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, tại mỗi địa phương chịu thách thức riêng về nguồn nước và vấn đề chúng ta không kiểm soát được lượng dòng chảy trong và ngoài lãnh thổ.

Liên quan đến xây dựng thủy điện cũng là một thách thức. Đồng thời, ô nhiễm nguồn nước, nước thải sinh hoạt là vấn đề bức bối liên quan đến đô thị, dân cư tập trung.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng Quản lý vận hành và tưới tiêu, Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trước những thách thức và thực trạng khai thác, sử dụng nước ở Việt Nam hiện nay, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng Quản lý vận hành và tưới tiêu, Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay: Việc thực hiện Kết luận 36 của Bộ Chính trị thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan đang phải thực hiện theo Quyết định 1595 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận 36 của Bộ Chính trị. Theo nhiệm vụ được giao tổng hợp tình hình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê có khoảng 40 báo cáo từ các cơ quan Đảng, chính quyền và cơ quan liên quan về việc triển khai Kết luận 36 của Bộ Chính trị.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tại Bộ đang hoàn thiện hồ sơ, đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì sẽ phải trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành. Ngoài ra, Bộ cũng đã ban hành kế hoạch triển khai theo những nhiệm vụ được giao trong đó sẽ thực hiện công tác điều phối các bên liên quan và tham mưu cho Chính phủ để triển khai các kế hoạch hành động.

Hai nữa là tập trung các nhiệm vụ, các nhóm giải pháp như hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh công tác quy hoạch, thu hút nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả công tác vận hành, bảo đảm công trình thủy lợi, đồng thời phòng chống thiên tai, nâng cao chất lượng nghiên cứu chuyển giao và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Việc Bộ đã có 60 hoạt động và giao cho các cơ quan, đơn vị để triển khai sẽ có những tổng kết, đánh giá theo từng giai đoạn để tập trung đánh giá triển khai theo Kết luận 36 của Bộ Chính trị.

Nói về giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, theo ông Nguyễn Văn Vẻ: Một trong những giải pháp hàng đầu về vấn đề này là công tác truyền thông cần đi trước một bước để thay đổi nhận thức. Do đó cần tuyên truyền vai trò của nước đối với cuộc sống.

Đồng thời, thời gian tới, chúng ta cũng cần tăng cường giám sát của các tổ chức xã hội, cộng đồng và mặt trật Tổ quốc trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Ông Cao Văn Quý - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng.

Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng đang phục vụ và cung cấp nước cho khoảng 1,5 triệu - 2 triệu người dân tại thành phố nên khi nói về các giải pháp và kiến nghị để việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tốt hơn, ông Cao Văn Quý - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng kiến nghị: Đối với dịch vụ cấp nước hiện nay, Nhà nước vẫn thống nhất quản lý về giá theo quy định của Chính phủ và UBND các tỉnh sẽ quyết định giá nước theo quy định và tình hình sinh hoạt của địa phương.

Khi sử dụng công cụ kinh tế thì sẽ đưa vào giá thành cung cấp nước, người dân sẽ phải chịu giá nước sinh hoạt lớn. Chúng tôi kiến nghị nên có lộ trình thực hiện hợp lý và phân loại nhóm đối tượng sử dụng (đơn vị sản xuất, kinh doanh, người dân...) để có tính toán phù hợp cho các nhóm đối tượng trong chi trả trong dịch vụ cấp nước.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Nhà báo Khánh Toàn – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tặng hoa cho các khách mời tham dự Tọa đàm.

Về vấn đề xử phạt, khi gặp phải sự cố khiến nhà máy cấp nước theo điểm dừng lại khiến chúng tôi phải sử dụng một nhà máy khác cấp nước sang cho nhà máy gặp sự cố khiến nhà máy vượt quyền cấp nước và bị phạt. Chúng tôi cũng kiến nghị về quy phạm pháp luật, đặc biệt sau khi có Luật Tài nguyên nước và thông tư hướng dẫn sẽ làm rõ các vấn đề này để các doanh nghiệp cung cấp nước chủ động ứng phó và giải quyết vấn đề nêu trên.

Về công tác tuyên truyền tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường thì đây là một hoạt động thường xuyên và kế hoạch tổng thể công tác hàng năm của hạng mục truyền thông là một công tác lớn, chúng tôi đã kết hợp với các đoàn thể, cơ quan chính quyền của địa phương để tuyên truyền về vấn đề liên quan đến tài nguyên nước và có hiệu quả rất tích cực.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Về nâng cao chất lượng nước, đây vẫn là vấn đề chúng tôi luôn luôn cải thiện tuy nhiên hiện nay chúng tôi đang tập trung hơn vào vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường và coi quản lý chất lượng nước là vô cùng quan trọng. Trong vài năm qua, Công ty chúng tôi cũng đã xây dựng đội ngũ có trình độ để quản lý những vấn đề về chất lượng nước.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nơi mái nhà xưa hòa quyện cùng hơi thở hiện đại

    (Xây dựng) - Là một quán cafe nằm tại Đông Anh, Thành phố Hà Nội - nơi có tốc độ đô thị hóa cao, Ngói space nổi bật giữa những công trình bê tông, vách kính và mái tôn ngột ngạt.

  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load