Thứ bảy 21/12/2024 19:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Đã chọn tên cho hai quận mới của Hà Nội

21:24 | 01/12/2013

Bí thư Huyện ủy Từ Liêm Lê Văn Thư cho biết, để tri ân thế hệ trước và cái tên “Từ Liêm” không phai nhạt trong tâm trí thế hệ sau này, đề án điều chỉnh địa giới hành chính xác định tên 2 quận mới là “Bắc Từ Liêm” và “Nam Từ Liêm”.
 

Ngày 26/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận với 23 phường. Theo Bí thư Huyện ủy Từ Liêm Lê Văn Thư, đây là sự kiện trọng đại của toàn thể nhân dân và cán bộ của huyện Từ Liêm, cũng là dấu mốc hết sức quan trọng để Từ Liêm phát triển ở một tầm cao mới.


Huyện Từ Liêm đã chuẩn bị cơ sở vật chất từ rất lâu cho việc lên quận.

Ông Thư cho biết, từ năm 2006, huyện Từ Liêm đã xây dựng Đề án tách thành 2 đơn vị hành chính mới. Tuy nhiên, năm 2008 thủ đô Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính và tiếp theo cả nước chuẩn bị cho việc đón chào sự kiện lịch sử “1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” nên đề án tách huyện Từ Liêm để thành lập 2 đơn vị hành chính mới tạm ngừng triển khai.

Đến năm 2011, việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm để thành lập quận mới, các phường mới tiếp tục được triển khai. Ông Thư cho biết đến nay, Từ Liêm đã có đầy đủ các điều kiện chín muồi để Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh thành 2 quận và 23 phường.

Để tri ân các thế hệ cha ông và những lớp người đi trước, cũng là để cái tên “Từ Liêm” không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của các thế hệ con, cháu sau này, ông Lê Văn Thư cho biết, trong đề án điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 2 quận và 23 phường đã xác định tên 2 quận là “Bắc Từ Liêm” và “Nam Từ Liêm”, cũng như đã xác định tên các phường mới đều được gắn với tên truyền thống của các xã, thị trấn hiện nay.

Từ Liêm là một huyện có quy mô dân số trên 550.000 người. Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, huyện Từ Liêm nằm trong khu vực quy hoạch đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều công trình quan trọng của quốc gia, nhiều chuỗi đô thị và khu đô thị hiện đại, có các khu dân cư truyền thống đổi mới hàng ngày, với những sự phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp, cơ sở hạ tầng.

Theo Dantri

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

  • Kiến An (Hải Phòng): Đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, thu hút đầu tư, tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 18/12, Quận ủy Kiến An tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2024, kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 1.005 tỷ đồng, bằng 188% kế hoạch thành phố giao, đạt 195% so với cùng kỳ.

  • Tuyên Quang tăng cường thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII của tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại” là 1 trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu của Đại hội, tỉnh Tuyên Quang ban hành các Nghị quyết, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng triển khai Nghị quyết theo chuyên môn, nhiệm vụ từng ngành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load