Thứ sáu 19/04/2024 14:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ 35 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Trung Quốc

08:31 | 23/04/2020

(Xây dựng) - Ngày 21/4 tại hai đầu cầu Hà Nội (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) đã diễn ra Lễ khởi động hội nghị giao thương trực tuyến hàng hóa (chuyên đề nông sản, thực phẩm) Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) 2020”. Hội nghị sẽ kéo dài đến hết ngày 23/4/2020.

cuc xuc tien thuong mai ho tro 35 doanh nghiep viet nam xuat khau nong san thuc pham sang trung quoc
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu khai mạc hội nghị.

Sự kiện do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Sở Thương mại khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đồng tổ chức trong khuôn khổ các nội dung thỏa thuận hợp tác xúc tiến thương mại giữa Cục Xúc tiến thương mại, các Sở Công Thương 10 tỉnh, thành phố phía Bắc Việt Nam với Sở Thương mại Quảng Tây hồi tháng 6 năm ngoái.

Đây cũng là sự kiện hội nghị giao thương trực tuyến đầu tiên trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm của Việt Nam với thị trường Trung Quốc. Hội nghị nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với đối tác nhập khẩu tiềm năng Trung Quốc từ vị trí địa lý cách xa hơn 400km trong bối cảnh các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống gặp nhiều khó khăn vì dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Phát biểu tại Lễ khởi động hội nghị, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung và Việt Nam với địa phương Trung Quốc giáp biên là tỉnh Quảng Tây nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam và Sở Thương mại Quảng Tây đã nhanh chóng trao đổi, nỗ lực cùng tìm kiếm giải pháp xúc tiến thương mại phù hợp trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp hai bên.

Về phía Sở Thương mại Quảng Tây, ông Tưởng Liên Sinh – Giám đốc Sở cho rằng hội nghị này là một cách làm mới và sáng tạo thực hiện nhận thức chung giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Lộc Tâm Xã nhằm làm sâu đậm hơn mối quan hệ hợp tác thương mại Quảng Tây và Việt Nam trong bối cảnh chung tay khống chế đại dịch Covid-19.

cuc xuc tien thuong mai ho tro 35 doanh nghiep viet nam xuat khau nong san thuc pham sang trung quoc
Nghi thức khởi động hội nghị.

Trên 150 doanh nghiệp hai nước Việt Nam, Trung Quốc đã tham gia hội nghị. Trong đó 35 doanh nghiệp Việt Nam của 13 tỉnh, thành phố trên cả nước đã giới thiệu, quảng bá tới các nhà nhập khẩu Trung Quốc tại hội nghị đa dạng các mặt hàng nông sản, thực phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản (gồm chè, cà phê, hạt điều, mắc ca, gạo, ngô, sắn, rau quả...), thực phẩm chế biến (bún, phở khô...), đồ uống (rượu, nước ép trái cây, sữa đậu nành...).

Cục trưởng Vũ Bá Phú khẳng định, Cục xúc tiến thương mại luôn sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Quảng Tây kết nối kinh doanh hiệu quả, ổn định lâu dài, cùng phát triển bền vững.

Đồng thời, Cục trưởng Vũ Bá Phú kiến nghị hai bên tiếp tục tổ chức các hội nghị giao thương trực tuyến làm bàn đạp cho doanh nghiệp hai bên khai thác cơ hội sau khi hết dịch; nhanh chóng xây dựng các nền tảng thương mại điện tử B2B để tăng cường giao thương và giảm giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp hai nước.

Cục trưởng Vũ Bá Phú cũng đề nghị Sở Thương mại Quảng Tây thúc đẩy hải quan Nam Ninh sớm triển khai tuyên bố của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam ngày 17/4/2020 về việc khôi phục lại thời gian thông quan cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài như bình thường và nối lại hoạt động thông quan vào ngày nghỉ, ngày lễ, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thông thương sang Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, ông Hồ Tỏa Cẩm - Tham tán Công sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam có ước vọng phát triển thành cường quốc nông nghiệp. Trong khi đó, Trung Quốc với dân số đông, nhu cầu hàng hoá lớn sẽ là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Bình quân mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 150 tỷ USD hàng nông sản.

Năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, như vậy còn rất nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Đặc biệt, Việt Nam đang sản xuất rất nhiều nông sản như vải, cà phê, hạt điều… được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Ông Cẩm khẳng định, hai nước có triển vọng to lớn trong hợp tác thương mại nông sản và thực phẩm.

Ông Hồ Tỏa Cẩm đánh giá cao việc tổ chức hội nghị trực tuyến lần này, đồng thời bày tỏ hy vọng, giao dịch trực tuyến sẽ trở thành hình thức mới và không thể thiếu được trong giao dịch thương mại giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

cuc xuc tien thuong mai ho tro 35 doanh nghiep viet nam xuat khau nong san thuc pham sang trung quoc
Nhiều các doanh nghiệp của hai nước đã tham gia giao thương, giới thiệu sản phẩm trực tuyến.

Khẳng định lợi ích của việc tham gia hội nghị giao thương trực tuyến, ông Nguyễn Ngọc Luận – Giám đốc Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn Cầu, doanh nghiệp với nhóm sản phẩm cà phê sáng tạo thương hiệu Meet More Café hòa tan trái cây thế hệ mới khẳng định, thông qua hội nghị, doanh nghiệp đã có cơ hội kết nối và giới thiệu, quảng bá sản phẩm cà phê thành phẩm chất lượng của Việt Nam đến với thị trường Trung Quốc.

Ông Luận bày tỏ mong muốn được tiếp tục đồng hành với Cục Xúc tiến thương mại tham gia đa dạng các chương trình xúc tiến thương mại giá trị cho doanh nghiệp.

Hội nghị sẽ kéo dài đến hết ngày 23/4/2020 với 6 phiên giao dịch, quảng bá, xúc tiến xuất khẩu hàng Việt Nam theo các chuyên đề hoa quả sấy khô, trái cây và rau củ quả tươi, các loại hạt, thực phẩm chế biến khô, đồ uống và thủy sản.

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực

    (Xây dựng) - Quý I/2024, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu hồi phục và phát triển tích cực khi GRDP tăng 6,54% so với cùng kỳ.

  • Tổng Công ty Khí Việt Nam đề xuất phương án cấp khí LNG cho Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

    (Xây dựng) - Tại Thái Bình, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) đề xuất phương án cấp khí LNG cho Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình, hộ tiêu thụ công nghiệp tại địa bàn tỉnh trên cơ sở tận dụng đường ống hiện hữu của PVGas, trong đó giai đoạn 1 triển khai ngay kho nổi FSRU đặt ngoài khơi, kết nối cấp khí vào đường ống Thái Bình hiện hữu; giai đoạn 2 cấp khí từ kho LNG của PVGas tại Nam Định hoặc Hải Phòng, kết nối cấp khí vào đường ống Thái Bình hiện hữu.

  • Bắc Giang: Phát triển kết cấu hạ tầng là đột phá chiến lược để phát triển kinh tế

    (Xây dựng) – Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, dành nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, làm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội.

  • Quảng Ngãi thành lập Tổ “gỡ khó” cho Dung Quất

    (Xây dựng) – Tổ công tác vừa được thành lập có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

  • Khu công nghiệp Bình Đường - Thí điểm đầu tiên của chủ trương di dời lên phía Bắc của Bình Dương

    (Xây dựng) – Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, việc di dời các khu công nghiệp lên phía Bắc của tỉnh là cần thiết nhưng cần đảm bảo lợi ích của các cá nhân, tập thể liên quan. Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina sẽ là trường hợp đầu tiên nhằm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh Bình Dương.

  • Kon Tum: Huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load