(Xây dựng) - Ba năm đã trôi qua kể từ trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã giết chết 15.884 người và 2.636 người mất tích, hiện vẫn chưa tìm thấy thi thể. Hơn 200.000 người sống sót tại Nhật vẫn đang phải sống trong những ngôi nhà tạm thời với vô vàn thiếu thốn và bất tiện. Đây là một đau xót cho người dân Nhật Bản và công cuộc xây dựng lại cuộc sống cho người dân vẫn còn nhiều khó khăn.
Thủ tướng Abe phát biểu tại một cuộc họp báo khẳng định Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức nhằm sớm đem lại cuộc sống ổn định cho cộng đồng bị thiệt hại.
Bộ Tái thiết Nhật Bản cho rằng Chính phủ sẽ phải tiếp tục giải quyết rất nhiều vấn đề sau thảm họa và Bộ Tái thiết cho đến nay đã rất nỗ lực trong việc hợp tác với các Bộ, cơ quan liên quan nhằm tiến hành hiệu quả công cuộc xây dựng tái thiết phục vụ cộng đồng. Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, ngài Akihiro Ota cũng bày tỏ quyết tâm của mình trong việc thúc đẩy hoạt động tái thiết tại các khu vực bị thiệt hại nặng nề từ thiên tai và hứa sẽ làm hết sức mình để cống hiến cho cộng đồng bị thiệt thòi.
Chính phủ Nhật Bản tập trung vào năm tài chính 2011 - 2015 để thực hiện công cuộc phục hồi của khu vực, phân bổ ngân sách đều cho các Bộ, ngành để triển khai kế hoạch. Bộ Tái thiết đóng vai trò là trung tâm điều hành các dự án phục hồi, xác định các vấn đề ưu tiên của người dân địa phương và trở thành cầu nối với tất cả các bộ và các cơ quan liên quan. Bộ Tái thiết quyết định tăng tốc kế hoạch gấp 4 lần kể từ năm ngoái, trong đó giải quyết chiến lược xây dựng nhà ở một cách triệt để. Nằm hoàn thành việc thu hồi đất, một trong những ưu tiên hàng đầu của họ là lập kế hoạch áp dụng các biện pháp rút ngắn quá trình này. Nhờ áp dụng hiệu quả các phương pháp tiến bộ về di cư, tỷ lệ thu hồi đất trong ba quận Iwate, Miyagi và Fukushima trong tháng 12/2013 đã tăng lên 68,5%.
Trong khi đó, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản cũng dự kiến đưa mọi nỗ lực trong xây dựng nhằm thúc đẩy quá trình tái thiết nhanh chóng, hiệu quả cho khu vực bị động đất và thảm họa sóng thần. Các kế hoạch hành động được lập ra để đối phó với các vấn đề trong lĩnh vực xây dựng như đấu thầu không hiệu quả, thiếu hụt lao động và chi phí nguyên vật liệu tăng…. đã và đang được giải quyết kịp thời. Ngoài ra, các chiến lược và kế hoạch khác cũng được áp dụng cho các công trình phòng chống thiên tai động đất và cơ sở hạ tầng xuống cấp. (11/3/2014).
Bắc Thái
Theo