Thứ bảy 27/04/2024 05:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Công bố quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050

09:50 | 22/03/2019

(Xây dựng) – Ngày 22/3, tại Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.


Một góc TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. (Nguồn: Báo Du lịch)

Phạm vi lập quy hoạch là toàn tỉnh Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 9.783,34km2 bao gồm 12 đơn vị hành chính: TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và 10 huyện (Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên).

Với mục tiêu xây dựng và phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại; là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển ngành Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cảnh nông và du lịch văn hóa – di sản, danh lam thắng cảnh tầm cỡ quốc gia vàquốc tế…

Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I (TP Đà Lạt), 1 đô thị loại II (TP Bảo Lộc), 6 đô thị loại IV (Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Mađaguôi) và 11 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ'ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phước Cát).

Năm 2035, toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I (TP Đà Lạt), 01 đô thị loại II (TP Bảo Lộc), 2 đô thị loại III (đô thị Đức Trọng, Di Linh), 6 đô thị loại IV (Thạch Mỹ, Đinh Văn, Nam Ban, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh), 9 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ’ran, BằngLăng, Đạ Rsal, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, CátTiên, Phước Cát). Phát triển 02 thị tứ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V (Lộc Phú, huyện Bảo LâmvàTân Hà, huyệnLâm Hà).

Trong đó, TP Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên.

Phân vùng phát triển kinh tế

Phân vùng phát triển kinh tế vùng tỉnh Lâm Đồng được chia thành 3 tiểu vùng:

Tiểu vùng I: Phạm vi TP Đà Lạt vàvùng phụ cận là vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh bao gồm: TP Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà. Trong đó TP Đà Lạt là đô thị trung tâm vùng tỉnh Lâm Đồng, trung tâm du lịch cấp quốc gia, trung tâm chuyên ngành về nghiên cứu, đào tạo cấp vùng Tây Nguyên và cấp quốc gia.

Định hướng phát triển: Phát triển TP Đà Lạt và vùng phụ cận theo mô hình chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và xuyên tâm; kết nối với các vùng du lịch sinh thái, các vùng cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp; phát triển bền vững; bảo tồn và phá thuy tính đặc thù về tự nhiên và văn hóa  - lịch sử.

Tiều vùng II: Là vùng đệm sinh thái bao gồm Di Linh, Đam Rông và phía Tây huyện Lâm Hà, trong đó thị trấn Di Linh là trung tâm của tiểu vùng.

Định hướng phát triển: Phát triển đô thị dọc theo Quốc lộ 20 và phía bắc Quốc lộ 27, hạt nhân là thị trấn Di Linh. Phát triển vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại dịch vụ tại thị trấn Di Linh, Đinh Văn, Đạ Rsal, các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái rừng, du lịch điều dưỡng.

Tiểu vùng II: Là vùng động lực kinh tế phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng bao gồm: TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Trong đó, TP Bảo Lộc và vùng phụ cận là trung tâm tiểu vùng phíaNam của tỉnh, phát triển tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I.

Định hướng phát triển: Phát triển vùng đô thị Bảo Lộc và vùng phụ cận trên trục Quốc lộ 20, Quốc lộ 55 và vùng đô thị phía Tây trên Quốc lộ 20, đường tỉnh 721; phát triển chủ yếu công nghiệp nhẹ (chế biến nông sản, dệt may, tơ tằm…); phát triển thương mại dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng… Bảo tồn đa dạng sinh học trong vườn quốc gia Cát Tiên, hành lang đa dạng sinh học phía Bắc của các tiểu vùng.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp

Vùng tỉnh Lâm Đồng định hướng phát triển du lịch trong tổng thể quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên và tăng cường liên kết với vùng TP Hồ Chí Minh, duyên hải Nam Trung Bộ, các vùng có tiềm năng khác trên cả nước.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Xây dựng TP Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao, mang tầm quốc gia và quốc tế. Hướng tới phát triển du lịch thông minh là một trong nhữngtrụ cột để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn về chiều sâu và chiều rộng là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạnh công nghệ 4.0 trên toàn thế giới, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên.

Cụ thể, trung tâm du lịch quốc gia –quốc tế bao gồm: TP Đà Lạt, huyện lạc Dương, một phần huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà. Trong đó địa bàn trọng điểm là TP Đà Lạt với hai khu du lịch quốc gia: Hồ Tuyền Lâm và Đan Kia – Suối Vàng.

Các cụm du lịch cấp vùng: Cụm du lịch Đức Trọng; Cụm du lịch Bảo Lộc – Di Linh; Cụm du lịch Đạ Huoai – CátTiên.

Tuyến du lịch nội vùng và liên kết vùng bao gồm: Du lịch nội vùng (Tuyến du lịch xuất phát từ TP Đà Lạt đi TP Bảo Lộc và các huyện; tuyến du lịch xuất phát từ TP Bảo Lộc và các huyện trong tỉnh); Du lịch liên kết vùng trong nước (Vùng Tây Nguyên – Duyên hải Nam Trung Bộ - Vùng TP Hồ Chí Minh – Vùng Đồng bằng sông Cửu Long – các tỉnh phía Bắc); Tuyến du lịch quốc gia – quốc tế (Du lịch quốc tế bằng đường bộ và hàng không hướng các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới…).

Đức Cương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load