Thứ hai 06/05/2024 06:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Công bố quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

18:53 | 20/12/2023

(Xây dựng) - Ngày 19/12, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến 2 cấp công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Công bố quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị trực tuyến 2 cấp công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030.

Tại Hội nghị, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Hoàng Xuân Ánh - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã công bố Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo phê duyệt, phạm vi, ranh giới quy hoạch tỉnh Cao Bằng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh là 6.700,3km2, gồm 1 thành phố và 9 huyện.

Mục tiêu tổng quát quy hoạch phấn đấu đến năm 2030, Cao Bằng trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, xanh, bền vững và toàn diện, đạt trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện, nhất là giao thông liên kết nội tỉnh và liên tỉnh; công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản có bước phát triển mới; Phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; hình thành một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu, du lịch phát triển nhanh, bền vững; bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước và chủ động ứng phó với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng bước hình thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, logistics Việt Nam - Trung Quốc của vùng, trung tâm giao thương kinh tế, văn hóa, đối ngoại giữa Việt Nam với các tỉnh phía Tây, Tây Nam của Trung Quốc và các nước ASEAN. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hợp tác đối ngoại được mở rộng; quốc phòng, an ninh vững mạnh, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: Về kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9,72%/năm. GRDP bình quân/người khoảng 102 triệu đồng/người (giá hiện hành). Thu ngân sách tăng bình quân trên 12%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 giảm bình quân trên 4,0%/năm; duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2030…

Trên cơ sở các mục tiêu, quy hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tập trung thu hút, khơi thông nguồn lực đầu tư hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, sớm khắc phục điểm nghẽn, nút thắt về kết cấu hạ tầng. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển khu kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch và Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Phát triển nhanh và đột phá trong sản xuất nông nghiệp với các cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, thế mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục đẩy mạnh phổ biến các nội dung cốt lõi, cơ bản, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch. Tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, ngành; người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị địa phương khẩn trương, nghiêm túc xác định các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của đơn vị mình để tập trung chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, sản phẩm cụ thể gắn thời gian hoàn thành, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Các cấp, ngành chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, bảo đảm quy hoạch được triển khai trong thực tế, tận dụng tối đa nguồn lực trong thực hiện theo quy hoạch.

Tại Hội nghị có 7 tham luận về: Thực hiện phương án phát triển mạng lưới giao thông, kinh tế cửa khẩu, kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản; phát triển du lịch; ngành công nghiệp, khu, cụm công nghiệp; thăm dò khai thác, sử dụng khoáng sản; định hướng phát triển huyện Trùng Khánh… nhằm hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vũ Vân Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Trà Vinh: Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh trúng nhiều gói thầu “khủng”

    (Xây dựng) – Chỉ tính 07 gói thầu do Công ty TNHH Tư vấn đấu thầu Cửu Long Trà Vinh mời thầu, Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh đều trúng.

  • Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

  • Phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load