Thứ tư 15/01/2025 18:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cơ khí “bí” vốn

09:40 | 08/06/2010


Người COMA làm chủ kỹ thuật lắp máy bằng thiết bị của... Trung Quốc.

Nằm trong nhóm những dự án ấy ngành Xây dựng có Dự án nhà máy chế tạo thiết bị nâng chuyển, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại văn bản số 176/TTg-CN ngày 14/2/2005 cho Cty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước làm chủ đầu tư, được bổ sung cơ chế ưu đãi  và trên cơ sở đề nghị của TCty COMA, ý kiến của các bộ liên quan, ngày 27/5/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 800/TTg-KTN đồng ý cho TCty COMA làm chủ đầu tư dự án. Tổng mức đầu tư của dự án (xây dựng năm 2005) là 161 tỷ đồng trong đó vốn vay ngân hàng là 88 tỷ, vốn huy động khác là 37,8 tỷ còn lại là vốn tự có. Dự án xây dựng trên diện tích 48 nghìn m2 tại KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc Hà Nội).

Được khởi công xây dựng đầu năm 2006 nhưng tính đến hết tháng 4/2010 giá trị khối lượng hoàn thành Dự án mới đạt 23,150 tỷ đồng, giá trị các nguồn vốn đã giải ngân là 17,28 tỷ đồng, trong đó 70% là sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển chỉ chiếm trên 6 tỷ đồng. Lý giải về sự chậm trễ này, ông Nguyễn Hữu Phùng - Giám đốc BQLDA Nhà máy thiết bị nâng chuyển cho biết, thực tế việc giải ngân vốn cho dự án bị dừng lại từ tháng 10/2008 cho đến nay do việc thắt chặt chính sách tiền tệ, giải ngân tín dụng bị khống chế để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn thế giới.

Không riêng gì dự án Nhà máy thiết bị nâng chuyển mà hầu hết các dự án trọng điểm trong nhóm ưu đãi vẫn đang chờ ngân hàng phê duyệt hợp đồng vay tín dụng đầu tư và quá trình giải ngân không đạt tiến độ đề ra. Đại diện TCty COMA cho biết, theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/1/2009 về việc hỗ trợ phát triển sản xuất cơ khí trọng điểm, TCty đã triển khai dự án đúng kế hoạch và dự kiến đưa dự án vào khai thác từ đầu năm 2011. Để bảo đảm tiến độ, TCty đã đề nghị Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam - tiếp tục giải ngân vốn cho dự án nhưng đến gần hết quý II/2010 vẫn chưa có câu trả lời từ phía Ngân hàng. Bên cạnh đó, theo Bộ Công Thương, việc triển khai một số dự án khác còn bị kéo dài do yêu cầu phải lấy lại ý kiến của các bộ, ngành liên quan sau khi đã được thẩm tra bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Việc này làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của dự án. Ngoài ra, cũng có ý kiến đánh giá một số dự án, sản phẩm hiện nay chưa hoàn toàn “trúng” và “đúng” với yêu cầu “cơ khí trọng điểm”, còn nặng về lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa chưa cao, công nghệ áp dụng ở mức trung bình, chưa có dự án sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn, hàm lượng công nghệ cao hoặc sản phẩm cơ khí chính xác, chế tạo máy.

Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chính phủ sẽ có loạt giải pháp được coi là tạo cú hích, tháo gỡ triệt để những vấn đề còn vướng mắc cho các dự án cơ khí trọng điểm. Chính phủ đã tạo cơ chế hết sức ưu đãi cho ngành cơ khí, vì vậy phải quyết liệt thực hiện cho được mục tiêu nâng cao vai trò, thị phần các sản phẩm thiết bị, cơ khí mà trong nước có thể sản xuất được. Đối với các dự án đã được duyệt cơ chế, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các ngân hàng họp với các chủ đầu tư để tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, về giải ngân, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư xác định tiến độ và báo cáo định kỳ, thực hiện nghiêm kế hoạch đề ra. Đối với các dự án đang thẩm định, chờ phê duyệt, Hội đồng thẩm định bổ sung thành viên thuộc Hiệp hội Cơ khí để tăng tính chuyên môn trong khâu thẩm định. Trong công tác thẩm định chú ý tới tiêu chí sản phẩm phải sát với 8 nhóm sản phẩm trọng điểm theo quy định, lập hệ thống cơ sở dữ liệu hàng cơ khí, phân tích nhóm sản phẩm nhập khẩu để đề xuất rõ hơn các loại sản phẩm trong nước có thể sản xuất nhằm khuyến khích triển khai, đồng thời hạn chế hàng nhập khẩu.

Huệ Anh

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load