Thứ ba 23/04/2024 13:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chứng chỉ hành nghề xây dựng – Cơ sở pháp lý quan trọng đối với các chủ thể liên quan

14:29 | 18/11/2020

(Xây dựng) - Xây dựng là một ngành liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt trong số đó là vấn đề an toàn lao động. Vì vậy, các cá nhân khi hoạt động với vai trò giám sát, chủ nhiệm hay chỉ huy trưởng công trình thì việc được cấp giấy chứng nhận hành nghề xây dựng là cần thiết. Đây được coi là cơ sở để thực hiện các công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật đề ra.

chung chi hanh nghe xay dung co so phap ly quan trong doi voi cac chu the lien quan
Việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư lựa chọn đơn vị và người làm tư vấn, thiết kế (Ảnh: HT).

Chứng chỉ hành nghề xây dựng và cơ sở pháp lý chứng chỉ hành nghề xây dựng là một văn bản do Bộ Xây dựng hoặc Sở xây dựng cấp phép cho các tổ chức, cá nhân. Những cá nhân sở hữu chứng chỉ này mới có quyền được tham gia vào các hoạt động xây dựng một cách độc lập với vai trò là giám sát trưởng, chỉ huy trưởng hay chủ nhiệm... Việc yêu cầu có chứng chỉ hành nghề với các cá nhân trở thành điều kiện bắt buộc đã được quy định ở Điều 148 của Luật Xây dựng.

Thực tế, chứng chỉ hành nghề xây dựng không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp luật mà đây còn là văn bản thể hiện trình độ, năng lực của cá nhân đó trong việc hoạt động tại lĩnh vực xây dựng. Nhờ có chứng chỉ hành nghề xây dựng này mà các cá nhân có thể tăng thêm sức cạnh tranh cho chính bản thân mình. Ngoài dựa trên Luật Xây dựng thì các cơ sở pháp lý của chứng chỉ hành nghề xây dựng dựa trên các văn bản pháp luật sau:

Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 vào ngày 18/6/2014.; Nghị định của chính phủ ban hành về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng số 59/2015/NĐ-CP vào ngày 18/06/2015; Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh các công trình thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng số 100/2018/NĐ-CP vào ngày 16/7/2018.

Quyết định của Bộ Xây dựng ban hành về việc các thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung, số 1155/QĐ-BXD vào ngày 22/8/2018; Thông tư của Bộ Xây dựng ban hành về việc hướng dẫn một vài nội dung về chứng chỉ hành nghề xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng và việc quản lý các nhà thầu nước ngoài có hoạt động xây dựng tại Việt Nam số 08/2018/TT-BXD vào ngày 5/10/2018.

Với chứng chỉ hành nghề xây dựng, các cá nhân muốn sở hữu được chứng chỉ này phải đến các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.

Cụ thể: Đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng thẩm quyền cấp thuộc Bộ Xây dựng. Đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2 và hạng 3 thì sẽ do Sở Xây dựng thực hiện việc cấp phép. Các cá nhân muốn sở hữu chứng chỉ hạng 2 hoặc hạng 3 thì có thể tìm đến Sở Xây dựng tại địa phương mình đang tham gia vào các dự án công trình xây dựng hoặc nơi mình đăng ký hộ khẩu, tạm trú tạm vắng...

Việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng các hạng như hạng 1, hạng 2, hạng 3 được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 08/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Nghị định số 100/2018/NĐ-CP của Chính phủ và quy định về thời hạn của chứng chỉ hành nghề xây dựng là 5 năm. Điều này được áp dụng trên toàn quốc và đối với tất cả các lĩnh vực xây dựng yêu cầu cần có chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Với thời hạn 5 năm này thì cứ sau 5 năm, các cá nhân sẽ phải thực hiện việc làm hồ sơ xin cấp phép lại chứng chỉ hành nghề xây dựng cho mình.

Thời gian qua, việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đã được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư lựa chọn đơn vị và người làm tư vấn, thiết kế. Tuy nhiên, từ trước năm 2016, công tác cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng còn nặng tính hình thức, chưa có cơ chế sát hạch, kiểm tra để bảo đảm người được cấp chứng chỉ có năng lực phù hợp với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề. Do vậy, có tình trạng chất lượng hồ sơ thiết kế không đảm bảo do năng lực đơn vị tư vấn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.

Theo cơ quan chuyên môn, sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề sẽ là khâu quan trọng giúp quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng đội ngũ tham gia hoạt động tư vấn xây dựng, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, đồng thời góp phần bảo đảm chất lượng tư vấn, chất lượng công trình xây dựng cũng như hiệu quả đầu tư. Thông qua sát hạch sẽ giúp các cơ quan Nhà nước quản lý và giám sát chặt chẽ hơn về năng lực thực sự của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn xây dựng và xây dựng.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load