Thứ bảy 04/05/2024 00:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chủ động kiểm soát chất thải nhựa

10:18 | 08/03/2022

(Xây dựng) - Báo cáo của Liên Hợp quốc cho thấy, mỗi năm nhân loại thải bỏ một lượng rác thải nhựa đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn thải ra đại dương.

chu dong kiem soat chat thai nhua

Cứ từng phút, từng giây trôi qua, một lượng lớn rác thải nhựa tiếp tục được thải ra trên toàn thế giới. Ước tính, có khoảng 500 tỷ chai nhựa; trên 500 tỷ túi ni lông được sử dụng mỗi năm.

Tại Việt Nam, ước tính mỗi người dân tiêu thụ sử dụng khoảng từ 30 - 40 kg nhựa/năm và là một trong bốn quốc gia tại châu Á (sau Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin) phát sinh chất thải nhựa nhiều nhất. Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông/ngày. Số lượng bao bì nhựa và túi ni lông sử dụng ngày càng gia tăng ở Việt Nam dẫn đến lượng thải bỏ tăng dần theo từng năm. Tỷ lệ chất thải bao bì, túi ni lông không được tái sử dụng, phải chôn lấp chiếm khoảng từ 5 - 8% tương đương với khoảng 2,5 triệu tấn/năm.

Chất thải nhựa và túi ni lông có thể do con người xả thải trực tiếp hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa xuống cống, sông, ao, hồ, biển… sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng môi trường sống và sức khỏe con người; làm giảm diện tích ao, hồ, sông; gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi ni lông lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng.

Đặc biệt, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được tác động của các mảnh vụn nhựa có kích thước nhỏ (vi hạt nhựa) trong môi trường đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Những mảnh chất thải nhựa sẽ bị phân nhỏ dưới các tác động cơ học thành các mảnh vụn nhựa nhỏ có kích thước dưới 5 mm. Do các dòng chảy sông, suối, dòng hải lưu, các mảnh nhựa vụn di chuyển trên sông, suối, biển và đại dương. Các động vật nuốt phải các vi hạt nhựa sẽ làm tắc khí quản gây ngạt thở, hoặc tác động xấu tới hệ tiêu hóa, là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật. Vi hạt nhựa phát sinh có nguồn gốc do rác thải nhựa phân hủy; sản xuất, chế tạo nhựa; từ những hạt nhựa siêu nhỏ có trong sợi vải, mỹ phẩm; từ hoạt động giao thông trên đất liền (bụi nhựa đường); từ sự bào mòn, hỏng hóc của các phương tiện giao thông biển... Các vi hạt nhựa có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể của các loài sinh vật trong nước ngọt và trong môi trường biển; chúng có thể là vật trung gian gây tích tụ các loại hóa chất nguy hiểm, khi động vật ăn vào sẽ bị nhiễm độc, chất độc này lại được chuyển sang con người khi con người ăn các động vật đó.

Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ và phát động của Liên Hợp quốc về “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông”, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược để kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa trong sinh hoạt, quản lý chất thải rắn; thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, tận dụng tối đa giá trị của rác thải nhựa cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường quản lý rác thải nhựa đã được đưa ra.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ ngành trong hoàn thiện thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn; có phương án tăng thuế nhập khẩu đối với phế liệu nhựa, thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm hạt nhựa được tái chế từ nhựa phế liệu; tăng thuế bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm nhựa không thân thiện với môi trường và sản phẩm có chứa hạt vi nhựa tiến tới chấm dứt việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy; sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hiện đại hóa công nghệ và sản xuất thiết bị tái chế, xử lý chất thải rắn; rà soát, điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức.

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt tình trạng ô nhiễm do chất thải nhựa gây ra cho môi trường, đặc biệt là những loại chất thải nguy hại từ phòng chống dịch bệnh Covid-19 ngày một tăng.

Trong thời gian tới chúng ta sẽ chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, trong đó, chú trọng giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, tận dụng tối đa giá trị của rác thải nhựa cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load