Chủ nhật 08/12/2024 10:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

08:58 | 22/10/2022

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 1269/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

chinh sach giai phap thuc hien quy hoach ket cau ha tang duong thuy noi dia
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet).

Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tăng cường trách nhiệm trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong từng giai đoạn.

Đồng thời, xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện…

Tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng

Quyết định nêu rõ 5 nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện gồm: Nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch; nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về đường thủy nội địa; nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng; cập nhật, điều chỉnh quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất.

Trong đó, về nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, sẽ tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng (luồng tàu, công trình chỉnh trị, báo hiệu, âu tàu, đập dâng nước...) đối với các tuyến có lưu lượng, mật độ vận tải lớn; đầu tư xây đựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm giao thông vận tải thủy nội địa và quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy nội địa tại các khu vực cảng thủy nội địa.

Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án lĩnh vực đường thủy nội địa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải gồm: dự án phát triển hành lang vận tải thủy và logistics khu vực phía Nam; dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam); dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2; dự án nâng tĩnh không cầu Đuống; dự án xây dưng hệ thống thông tin quản lý tích hợp phục vụ chuyển đổi số Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam…

Bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch

Các chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn lực tài chính; bảo đảm quốc phòng – an ninh; cơ chế đột phá.

Quyết định nêu rõ cân đối ngân sách, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch đã được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hạ tầng liên quan tại khu vực; tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch; huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy hoạch. Thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai trong thực tế hiệu quả, khả thi.

Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực thủy nội địa (quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020) để tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; nghiên cứu chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư các dự án cảng thủy nội địa.

Cơ chế đột phá

Quyết định nêu, được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giúp kết nối hiệu quả giao thông đường thủy nội địa với các cảng biển theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư, duy tu, bảo trì bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác…

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án trên địa bàn huyện

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu các phòng, ban, đơn vị liên quan của huyện phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị thi công tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình, dự án đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn lao động.

  • Quảng Bình: Cầu Thai xuống cấp, cấm xe cơ giới 4 bánh qua lại

    (Xây dựng) - Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của cầu sông Thai (xã Quảng Kim, Quảng Trạch), để đảm bảo an toàn, Sở Giao thông vận tải vừa có đề xuất gửi UBND tỉnh Quảng Bình cấm các loại xe cơ giới 4 bánh qua lại.

  • Bình Dương quyết tâm hoàn thành dự án Quốc lộ 13 vào ngày 30/4/2025

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã chỉ đạo thành phố Thuận An khẩn trương hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng và di dời lưới điện trước ngày 15/1/2025. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đúng kế hoạch. Mục tiêu là khánh thành công trình vào dịp lễ 30/4/2025, đánh dấu một bước tiến lớn trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh.

  • Xây hầm vượt sông thay cầu Cát Lái - Giải pháp tối ưu cho Đồng Nai

    (Xây dựng) - Phương án xây hầm vượt sông thay vì xây cầu Cát Lái đã được ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 3/12 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề xuất này không chỉ nhận được sự đồng thuận từ Thủ tướng mà còn được đánh giá là một giải pháp tối ưu để đồng bộ hạ tầng giao thông trong bối cảnh sân bay Long Thành chuẩn bị đi vào hoạt động. Vậy đâu là lý do, “điểm mạnh” của phương án này?

  • Cao Bằng: Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cùng Đoàn công tác đến kiểm tra thực địa, trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai thi công trên đại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 qua địa bàn tỉnh 2 tỉnh: Cao Bằng và Lạng Sơn.

  • Quảng Ngãi: Gấp rút hoàn thành cầu Trà Khúc 3

    (Xây dựng) – Trong tháng 12 này, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) sẽ tập trung giải quyết dứt điểm một vị trí còn vướng mặt bằng nằm trong phạm vi thi công đường dẫn lên cầu Trà Khúc 3, tạo điều kiện thuận lợi để gấp rút thi công hoàn thành toàn bộ công trình, đưa vào phục vụ người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load