Thứ sáu 26/04/2024 09:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

19:23 | 04/12/2022

Quần thể chùa, am Ngọa Vân tọa lạc trên núi Bảo Đài thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê (Đông Triều, Quảng Ninh). Chùa Ngọa Vân là nơi Đức vua Trần Nhân Tông dựng am tu hành và hóa Phật.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Quần thể chùa, am Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê (Đông Triều). Ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân mây phủ, có hai dãy núi ôm vòng hai bên, phía trước có ngọn núi nhỏ làm án, phía xa là thung lũng với dòng sông Cầm uốn quanh.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Chùa Ngọa Vân là công trình được xây dựng vào thời vua Trần. Cho đến thời Hậu Lê, ngôi chùa tiếp tục được tôn tạo để hoàn thiện hơn về mặt kiến trúc. Đây là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông từng tu hành đắc đạo , do đó còn là thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm.

Trong ảnh là công trình được tôn tạo, mở rộng từ năm 2014 trên khuôn viên chùa cổ.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh
Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh
Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Anh Nguyễn Tiến Thành, cán bộ thuộc Ban Quản lý khu di tích nhà Trần thị xã Đông Triều cho biết, thời gian qua, nhờ sự hảo tâm đóng góp, sự quan tâm của tỉnh Quảng Ninh, quần thể di tích Ngọa Vân được bảo tồn, trùng tu, tôn tạo từ tháng 2/2014. Những hạng mục quan trọng nhất được bảo tồn, tôn tạo như: Am Ngọa Vân, tháp Phật hoàng và tháp Đoan Nghiêm.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Khu am Ngọa Vân được mở rộng thành khu am - tháp và là nơi thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, còn tháp Phật Hoàng chính là nơi lưu giữ xá lợi của Ngài.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh
Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Tại đây, một số hiện vật cổ như voi đá, ngựa đá vẫn còn được lưu giữ và đặt ngay trước cửa am Ngọa Vân.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Cận cảnh am Ngọa Vân đã được trùng tu, tôn tạo và có một lối đi lên thắp hương.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Trước đây, hiện trạng am Ngọa Vân - nơi Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông hóa Phật (Ảnh: Ban Quản lý khu di tích nhà Trần thị xã Đông Triều cung cấp).

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Khu vực nhà thờ Tổ cũng được xây dựng ngay sát am Ngọa Vân, là nơi thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Cũng theo anh Nguyễn Tiến Thành, thời điểm đông du khách tới chiêm bái, lễ chùa là vào khoảng đầu tháng Giêng tới hết tháng 3 âm lịch.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

Được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013, Ngọa Vân nay được đầu tư hạ tầng giao thông để hành hương thuận lợi hơn. Hệ thống cáp treo được xây dựng, có chiều dài hơn 2km từ chân núi lên tới chùa Ngọa Vân.

Theo sử liệu, tháng 8/1299, Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia vào núi Yên Tử tu hành khổ hạnh. Sau thời gian tu hành khổ hạnh, ngài xuống núi, đi khắp xóm làng, dạy dân chúng từ bỏ mê tín, ban thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Tháng 5/1307, ngài lên tu tại một am nhỏ trên ngọn Ngọa Vân, núi Bảo Đài. Ngày mồng 1 tháng 11 âm lịch năm 1308, ngài nhập niết bàn. Vị trí đó chính là am Ngọa Vân ngày nay.

Theo Thực hiện: Hải Sâm - Quân Đỗ/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load