Thứ ba 03/10/2023 15:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tây Ninh

Chi hơn 1.500 tỷ giải phóng mặt bằng làm cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

19:32 | 19/06/2022

Dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có chiều dài 50km với kinh phí giải phóng mặt bằng gần 7.500 tỷ đồng, riêng tỉnh Tây Ninh dự kiến chi hơn 1.500 tỷ đồng.

Sở GTVT tỉnh Tây Ninh cho biết, dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đang trong giai đoạn thẩm định để sớm khởi công, UBND tỉnh Tây Ninh sẽ bố trí đủ nguồn vốn để giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

chi hon 1500 ty giai phong mat bang lam cao toc tphcm moc bai
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có điểm cuối kết nối với Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) - Ảnh: T.S

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có chiều dài 53,5km, trong đó đoạn qua TP.HCM dài 23,7km, còn lại đi qua tỉnh Tây Ninh. Dự án bắt đầu từ vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi (TP.HCM), đi song song Quốc lộ 22 hiện tại, điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 tại khu vực cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).

Giai đoạn 1 của dự án, sẽ có 4 làn xe với tổng mức đầu tư gần 16.000 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng gần 7.500 tỷ đồng. Riêng tỉnh Tây Ninh dự kiến chi hơn 1.500 tỷ đồng để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án.

Nguồn vốn xây lắp của dự án hơn 8.400 tỷ đồng kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn BOT. Thời gian thực hiện giai đoạn 2022 – 2027.

Theo lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Tây Ninh, dự án khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh qua các tuyến Vành đai 3, 4 trong quy hoạch hệ thống giao thông khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giảm tải cho Quốc lộ 22 nhiều năm nay đang trong tình trạng quá tải.

Theo Xuân An/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Chậm tiến độ bàn giao mặt bằng Dự án Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

    Nếu vấn đề giải phóng mặt bằng không theo đúng kế hoạch, Dự án đường bộ Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu sẽ bị ảnh hưởng tiến độ đối với các nhà thầu thi công.

  • Dự án đường bộ cao tốc trước áp lực 'kép'

    Nhiều dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn được triển khai cùng lúc tại Đồng bằng sông Cửu Long đang khiến nhu cầu về đất đắp, đá, cát tăng đột biến gây khó cho chủ đầu tư, đơn vị thi công cũng như địa phương. Các chủ đầu tư, nhà thầu đang chịu áp lực “kép” về tiến độ và nguồn vật liệu xây dựng, nhất là nguồn cát đắp nền.

  • Cần hơn 150 tỷ đồng để nâng cấp các dự án khẩn cấp trên Quốc lộ 27C

    Quốc lộ 27C kết nối 2 thành phố du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) và Đà Lạt (Lâm Đồng) có địa hình hiểm trở, đèo dốc quanh co, hay bị sạt lở nên xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

  • Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1: Khẩn trương điều phối nguồn vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc điều phối nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo mới đây.

  • Đà Nẵng: Chi gần 500 tỷ để cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B

    (Xây dựng) - Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng vừa ký quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B, Đà Nẵng theo hình thức lựa chọn đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng với phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Thời gian thực hiện hợp đồng 540 ngày, giá dự toán gần 481,3 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của Bộ Giao thông vận tải và Đà Nẵng. Đây là gói thầu có giá trị lớn nhất tại dự án Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B qua địa phận Đà Nẵng.

  • Dự án Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau: Tập trung thi công đường công vụ, cầu ngay lúc thiếu cát

    (Xây dựng) - Báo cáo của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đến nay Dự án cao tố Cần Thơ – Cà Mau đạt hơn 10% giá trị hợp đồng. Cả hai dự án thành phần đều đang chậm tiến độ. Nguyên nhân chậm tiến độ được xác định là do thiếu vật liệu cát đắp nền đường. Trước tình hình trên, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã yêu cầu nhà thầu thay đổi phương pháp thi công, tập trung thi công cầu, cống trên tuyến.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load