Thứ sáu 27/09/2024 05:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Chảy đi sông trăng

09:54 | 10/05/2023

(Xây dựng) - Báo điện tử Xây dựng giới thiệu với bạn đọc bài thơ “Chảy đi sông trăng” của Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng. Qua từng câu thơ tác giả mong muốn gửi gắm, hòa nhịp tâm hồn để tạm gác lại âu lo và ồn ào ngoài kia, thả hồn mình vào tiếng thơ về dòng sông, để tìm lại những phút giây êm ái hiếm hoi của đời sống.

Chảy đi sông trăng
Sông Đáy – sông lụa, sông trăng đang bị ô nhiễm nặng kêu cứu.

Sông lụa mơ màng đêm trăng

Mênh mang câu hò, bồng bềnh sóng nước

Ơi con sông, vơi đầy kỷ niệm

Tắm mát tuổi thơ ta tháng năm

Sông lượn quanh ôm quê vào lòng

Bãi mía, bờ tre bên lở, bãi bồi

Ngụp lặn trưa hè mò trai, kéo hến

Gánh nước đêm, gánh cả ánh trăng vàng.

Nay ta về tìm bến sông xưa

Cảnh cũ còn đây, con đò vắng bóng

Một dòng đen, sông thở than giận dữ

Không còn tôm, cá lượn chiều nay.

Chảy đi em con sông yêu thương

Trả lại cho ta tiếng gõ thuyền năm ấy

Của nhà ai thả lưới cá đêm

Trả lại cho ta sông lụa, sông trăng

Chảy đi em con sông ngày xưa

Lòng quặn đau sông đang hấp hối

Dang rộng tay tôi ôm sông vào lòng

Yêu thương em - sông lụa, sông trăng.

Tào Khánh Hưng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

  • Những tác phẩm của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia

    Năm tác phẩm "Đường Kách mệnh," "Nhật ký trong tù," Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước và Di chúc của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load