Thứ sáu 03/01/2025 12:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cháy chung cư, làm sao để thoát thân?

07:00 | 21/09/2015

"Cháy chung cư, làm sao để thoát thân" là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi thời gian qua tại Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ cháy nổ.

1. Bình tĩnh

Khi xảy ra sự cố chảy nổ, điều đầu tiên là mọi người sẽ hoảng loạn. Đây là một tâm lý bình thường, tuy nhiên nếu càng hoảng loạn thì càng không giải quyết được sự việc.


Cách thoát thân khi hoả hoạn

Vì vậy, nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh chung cư có hỏa hoạn, điều đầu tiên là người dân phải hết sức bình tĩnh. Sau đó hô hoán mọi người để cùng nhau tìm cách thoát thân.

Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP HCM - người có kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý thảm họa - cho biết, không ít người tử vong tai nạn là do yếu tố tâm lý.

Thay vì tự tìm cách thoát thân, nhiều người vì quá hoảng loạn đã giẫm đạp nhau hoặc ngồi yên chờ cứu hộ hay cố thoát khỏi hiện trường mà không quan tâm đến sự nguy hiểm.

Đối với các tai nạn bị ngã sập, nạn nhân bị đè, vùi lấp cũng cần thật sự bình tĩnh, thở đều để chờ người đến cứu, bởi việc hoảng loạn có thể mau chóng làm bản thân kiệt sức. Đặc biệt khi thấy có người đến cứu thì cố gắng phát ra âm thanh để được phát hiện.

2. Chạy ra lối thoát hiểm

Cách thoát thân khi hoả hoạn tốt nhất là mọi người nhanh chóng xuống đất theo lối thoát hiểm hay cầu thang bộ. Để tránh bị ngạt khói, trong khi di chuyển mọi người cố gắng bò hay trườn, sao cho mặt sát sàn (vì khói thường lơ lửng bên trên), đồng thời, dùng khăn mặt ẩm hay giấy ướt bịt vào mũi, mồm.

3. Đứng ở khu vực lan can

Cách thoát thân khi hoả hoạn khi các cầu thang thoát hiểm quá đông là có thể tập trung ở các lan can để chờ lực lượng ứng cứu giải thoát.

4. Leo thang dây xuống

Các biện pháp thoát ra ngoài khác, chẳng hạn như leo xuống đất bằng thang dây, sợi dây chống nhiệt hay nhảy xuống (với sự hỗ trợ của đệm đặt dưới mặt đất) chỉ là cách bần cùng, bởi chúng thực sự không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, nếu nhảy từ trên cao, nhất là từ tầng 4 trở lên, xuống đất, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng trong những trường hợp khẩn cấp vẫn buộc phải dùng.

5. Gọi 114

Ấn số gọi 114, thông báo chính xác về địa điểm hỏa hoạn (khu vực, số nhà…). Ngắt điện, tắt quạt thông gió. Nhét khăn ẩm xuống mọi khe cửa và lỗ thông khí. Dùng xô hắt nước lạnh lên tường, lên cửa. Nếu nhìn thấy lính cứu hỏa bên ngoài, hãy mở cửa sổ, vẫy khăn có màu dễ nhận biết để người bên ngoài tòa nhà phát hiện ra bạn.

Theo Ngọc Vy/VTC News

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh: Yêu cầu siết chặt quản lý trật tự xây dựng và an toàn cháy nổ

    (Xây dựng) - Trước tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Văn bản số 5142/UBND-XDCB yêu cầu tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và an toàn cháy nổ cho nhà ở, công trình trên địa bàn.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều nhóm nhiệm vụ trọng tâm để tăng trưởng 2 con số

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Chỉ thị 19 về việc tăng cường kỷ cương hành chính, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát các công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch số 12700 về việc tổ chức triển khai thực hiện giải pháp quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở, công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng trên địa bàn Thành phố.

  • Hải Dương: Tăng cường quản lý chất thải sinh hoạt

    (Xây dựng) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương vừa ban hành chỉ thị tăng cường công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

  • Kon Tum quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã đặt ra mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát như một nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 2.480 hộ dân đang sống trong những ngôi nhà tạm bợ, trong đó 2.277 hộ cần xây mới và 203 hộ cần sửa chữa. Với tổng kinh phí dự kiến lên đến 131,68 tỷ đồng, tỉnh quyết tâm hoàn thành mục tiêu trước tháng 6/2025, mang lại cuộc sống an toàn và ổn định hơn cho người dân.

  • Nam Định: Ấn tượng về những cây cầu kết nối phát triển vùng

    (Xây dựng) - Những cây cầu nghìn tỷ ở Nam Định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng khu vực Đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho hệ thống giao thông hiện có, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển cho người tham gia giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load