Thứ sáu 26/04/2024 16:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: Hoàn thành lời hứa với hơn 20 triệu dân

21:06 | 08/06/2023

(Xây dựng) – Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khánh thành giữa năm 2022, là công trình có ý nghĩa quan trọng, hoàn thành trọn vẹn lời hứa với hơn 20 triệu người dân ĐBSCL.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:  Hoàn thành lời hứa với hơn 20 triệu dân
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khánh thành tháng 02/2022.

Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51 km, nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương), điểm cuối là nút giao An Thái Trung, được đầu tư bằng hình thức PPP, do Tập đoàn Đèo Cả thi công xây dựng. Công trình có tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào lưu thông 2 chiều trên tuyến chính, không thu phí từ 7h30 ngày 30/4/2022, dự kiến trong 60 ngày, với tốc độ tối thiểu 60 km/h, tối đa 80 km/h.

Hiện thực lời hứa của Chính phủ

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo quyết liệt phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025 và 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030.

"Nhiệm vụ rất nặng nề đặt ra là phải hoàn thành gần 2.000 km đường cao tốc nữa. Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với chiều dài 51,5 km, quy mô 4 làn xe có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là bước khởi đầu để phấn đấu từ nay đến cuối năm 2022, hoàn thành tiếp 361 km đường cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau” - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng nêu rõ việc khánh thành, đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hôm nay đã hiện thực hóa lời hứa của Chính phủ với hơn 20 triệu đồng bào vùng ĐBSCL. Đồng thời, có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo ra động lực và không gian phát triển mới cho Tiền Giang và các tỉnh lân cận trong khu vực; hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:  Hoàn thành lời hứa với hơn 20 triệu dân
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Lễ Khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

100 nghìn tỷ đồng đầu tư cao tốc 5 năm tới

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết: Trong 5 năm tới, sẽ đầu tư hơn 100 nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông vận tải vùng ĐBSCL, với 400 km cao tốc. Đây là ưu tiên rất lớn của Đảng, Nhà nước để phát triển ĐBSCL.

Trong đó, năm 2023, khánh thành tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 23 km; phấn đấu khởi công đoạn Cần Thơ - Cà Mau dài 109 km, hoàn thành vào cuối năm 2025. Cùng với những dự án này, đoạn cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 191 km sẽ được khởi công.

Để thực hiện chủ trương phát triển hạ tầng giao thông nêu trên, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang và các địa phương trong vùng, các nhà đầu tư, nhà thầu tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, các địa phương trong vùng (Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp…) tập trung lãnh đạo chỉ đạo, ưu tiên dành nguồn lực, tập trung cao cho công tác chuẩn bị dự án, GPMB, đảm bảo nguồn cung vật liệu, phối hợp với Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:  Hoàn thành lời hứa với hơn 20 triệu dân
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:  Hoàn thành lời hứa với hơn 20 triệu dân
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:  Hoàn thành lời hứa với hơn 20 triệu dân

Thứ hai, yêu cầu nghiên cứu mô hình, cách làm tại dự án Trung Lương - Mỹ Thuân, để nhân rộng trong quá trình triển khai dự án có điều kiện tương tự, góp phần thu hút nguồn lực xã hội, nhằm thực hiện tốt mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025 và 5.000 km vào năm 2030.

Đối với dự án Trung Lương - Mỹ Thuận, yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu tập trung đầu tư hoàn thành hệ thống giao thông kết nối, hệ thống đường gom, làn dừng khẩn cấp, để phát huy tối đa hiệu quả.

Bộ GTVT, chính quyền địa phương, DN thực hiện dự án cần xây dựng các quy định, hướng dẫn về quản lý vận hành, khai thác công trình, đảm bảo thông suốt, an toàn hiệu quả.

Xây dựng bộ máy quản lý vận hành khai thác chuyên nghiệp, hiệu quả; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại trong vận hành, khai thác (thu phí không dừng, kiểm soát tải trọng, chỉ dẫn giao thông, cứu hộ, cứu nạn…) để công trình BOT xứng đáng "đồng tiền bát gạo", tránh ùn tắc giao thông.

Đức Tuân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load