Thứ sáu 26/04/2024 11:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cẩn trọng khi điều chỉnh quy hoạch!

15:22 | 07/04/2020

(Xây dựng) - Chuyện xưa như trái đất nhưng vẫn cứ phải nhắc lại rằng, Luật Quy hoạch và Luật Xây dựng đã quy định rõ, việc điều chỉnh đồ án quy hoạch 1/500 phải sau 3 năm xét điều kiện cụ thể thực tế sẽ được cho phép điều chỉnh.

can trong khi dieu chinh quy hoach
Khu đô thị Ecopark (Ảnh nguồn: Internet).

Chẳng là thời gian gần đây, giới truyền thông đã ồn ào về việc UBND tỉnh Hưng Yên đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của Khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (KĐT Ecopark). Hàng loạt con số điều chỉnh “khủng” có xu hướng tăng lợi ích của nhà đầu tư, giảm lợi ích của xã hội và người dân đã khiến nhiều người lo lắng.

Lo rằng, liệu một khu đô thị khá hiện đại và danh tiếng kia đã và đang lao dốc theo vết xe đổ của khu đô thị Linh Đàm của Hà Nội?

Lo là, liệu đây đã và đang có “bàn tay vô hình” của một nhóm lợi ích đang thao túng để tìm kiếm một khoản lợi nhuận khổng lồ trước một nhiệm kỳ sắp mãn?

Lại còn một nỗi lo đã từng ám ảnh từ lâu, đó là sự buông lỏng kỷ cương phép nước trong lĩnh vực quy hoạch đô thị khiến nhiều thành phố trở thành một bức tranh dở khóc dở cười mà không thể khắc phục!

Đành biết rằng, ai ký quyết định thì người ấy chịu trách nhiệm chứ mắc gì “người dưới đất lo cho người trên cây”? Thế nhưng, thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, một trong những yếu tố làm rối loạn kỷ cương phép nước trong lĩnh vực quản lý xây dựng của nước ta là ở khâu… điều chỉnh quy hoạch.

Hẳn nhiều người còn nhớ vụ dự án The Arena - một tổ hợp khu vui chơi giải trí kết hợp du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) do Công ty CP Trần Thái Cam Ranh - trong vòng 4 năm (từ năm 2013 - 2017) mà đã có đến 5 lần được UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết (!?).

Khi nhận xét về vụ việc này, người thì cho rằng vì để hấp dẫn nhà đầu tư tới địa phương nên chính quyền phải “mềm lòng”. Ý kiến khác lại phân tích, do nhà đầu tư khéo lobby nên uốn cong được nét vẽ. Ý khác lại đánh giá nặng hơn, cho rằng đây là do “lợi ích nhóm”…

Trở lại việc điều chỉnh quy hoạch ở Hưng Yên, khi nhìn vào những con số điều chỉnh “khủng” trong bản quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết kia thì quả là đáng lo thật. Chẳng hạn, một số lô đất như nhà ở cao tầng CT-06 và CT-21, 22, tầng cao tối đa được nâng lên từ 30 tầng lên 45 tầng; giảm diện tích đất ở từ 21,24 ha xuống 20,78 ha; điều chỉnh lô đất công cộng thành đất xây dựng công trình giáo dục và đất nhà ở thấp tầng; một số lô đất xây nhà cao tầng thành các lô đất ở cao tầng kết hợp thấp tầng…

Theo các nhà chuyên môn thì việc nhích những dấu phẩy trong mỗi bản quy hoạch là tạo thêm cho nhà đầu tư “tiền tấn” lợi nhuận. Chẳng hạn, từ công viên - công trình công cộng chuyển đổi được sang khu dân cư thì giá trị khu đất tăng lên 5 - 10 lần. Hoặc là điều chỉnh hệ số sử dụng đất tăng lên 1,5 lần, thì giá trị miếng đất tăng lên không chỉ 1,5 mà là 2,0 lần, và lợi nhuận tăng lên không phải 2,0 mà là 2,5 lần…

Thảo nào, thị trường “chạy” điều chỉnh quy hoạch lúc nào cũng nóng như núi lửa phát hỏa vậy!

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load