Thứ bảy 27/07/2024 19:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn DNNN

22:14 | 15/05/2022

(Xây dựng) – Cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không những góp phần tháo gỡ khó khăn trong Ngân sách mà còn góp phần xây dựng thị trường vốn lành mạnh, phong phú hơn. Tuy nhiên, thực tế số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá, thoái vốn chưa đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra.

can day nhanh tien do co phan hoa thoai von dnnn
Ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cổ phần hoá, thoái vốn DNNN phải gắn với cương lĩnh của Đảng và nghị quyết Đại hội.

Cổ phần hoá, thoái vốn không đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra

Đây là thực tế đã được Bộ Tài chính đánh giá và ghi nhận trong năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022. Theo đó, trong năm 2021 mới có 4 doanh nghiệp cổ phần hoá với tổng giá trị doanh nghiệp là 333 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 196 tỷ đồng.

Về thoái vốn, trong năm 2021 đã thoái vốn tại 18 doanh nghiệp với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng, trong đó thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp với giá trị 52,8 tỷ đồng, thu về 85,1 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn tại 14 doanh nghiệp với giá trị 1.612 tỷ đồng, thu về 4.317 tỷ đồng.

Theo tính toán, dù cả giai đoạn 2016 - 2020 cổ phần hóa được 178 doanh nghiệp, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên chỉ có 37 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa, theo kế hoạch đã được rà soát và điều chỉnh, như vậy vẫn còn 91 doanh nghiệp chưa hoàn thành việc cổ phần hóa. Trong đó, Hà Nội còn 13 doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh còn 38 doanh nghiệp.

Cũng theo Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm 2022, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hoá và thoái vốn theo kế hoạch được phê duyệt. Nguồn thu từ cổ phần hoá, thoái vốn nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là trên 1.400 tỷ đồng, không đáp ứng yêu cầu thu 40.000 tỷ đồng từ bán vốn Nhà nước theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021. Trong quý I/2022, nguồn thu từ cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước nộp về Quỹ đạt 229 tỷ đồng.

Lý giải việc cổ phần hoá chậm, không đảm bảo kế hoạch đề ra, Bộ Tài chính đưa ra nhiều nguyên nhân. Theo đó, do tình hình dịch bệnh Covid-19 tác động đến thị trường nên công tác định giá gặp nhiều khó khăn. Tiếp đó là tư tưởng, thái độ người đứng đầu chưa có sự quyết liệt; công tác chuẩn bị cổ phần hoá, thoái vốn chưa cao. Nhiều doanh nghiệp chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hoá, các vướng mắc về tài chính chưa được xử lý dứt điểm…

Đánh giá về những vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá, nhiều chuyên gia cho rằng, hành lang pháp lý về cổ phần hoá cơ bản đã đầy đủ, tuy nhiên thực tế vẫn phát sinh những bất cập trong quá trình định giá giá trị thương hiệu, giá trị tài sản. Đặc biệt là việc xác định giá trị sử dụng đất đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá có nhiều bất cập do thị trường đất đai thiếu ổn định, rất khó để tính được lợi thế giá trị quyền sử dụng đất đối với đất doanh nghiệp đang thuê của Nhà nước và cũng khó xác định giá trị quyền sử dụng đất đúng với giá thị trường.

can day nhanh tien do co phan hoa thoai von dnnn
Tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn DNNN chưa đạt như kỳ vọng (Ảnh: TL).

Cần đẩy nhanh tiến độ

Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng về những giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết: “Cần phải đánh giá lại Nghị quyết Trung ương 3 Khóa 9 về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước một cách toàn diện, vì cổ phần hóa chỉ là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 vẫn quy định rõ kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dần phải làm chủ đạo. Kinh tế tư nhân và kinh tế FDI là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Nếu như vậy, chúng ta vẫn phải có doanh nghiệp Nhà nước”.

Lý giải việc định giá là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chậm cổ phần hoá, ông Nguyễn Đức Kiên đưa ví dụ trong lĩnh vực xây dựng, chúng ta phải chuyển từ quản lý doanh nghiệp Nhà nước ở trong lĩnh vực xây dựng, từ trước đến nay chúng ta quản lý theo kiểu công ty xây lắp, nhưng chúng ta không có các công ty quản lý vốn để làm chủ những khu đô thị để cho thuê, đảm bảo đời sống của người dân. Đó là nhiệm vụ mà nhà nước phải làm, vì trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp xây dựng, chúng ta hơi đi thiên vào định giá, mà định giá của công ty xây dựng ngoài mấy máy trộn bê tông, máy cẩu thì không còn gì. Đặc biệt, định giá đó còn khấu hao trong quá trình xây dựng, nên định giá đó chỉ xảy ra khi gắn đất vào với doanh nghiệp cổ phần hoá...

“Chúng ta cần có cái nhìn tổng quát, toàn diện và đồng bộ hơn và gắn với cương lĩnh của Đảng và nghị quyết đại hội”, ông Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

Có thể thấy, đoạn 2016-2020, số lượng cổ phần hóa các doanh nghiệp không đạt được như kỳ vọng. Điều này đặt ra những giải pháp quyết liệt hơn trong những năm tới. Theo đó, để đẩy nhanh tiến đổ cổ phần hoá, thoái vốn DNNN, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025”.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội; Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, có thương hiệu tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế… Đề án kỳ vọng sẽ đẩy nhanh mục tiêu thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn các DNNN mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.

Cũng theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam…

Minh Châu

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Hơn 3.200 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – 6 tháng đầu năm, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Bình Định quản lý đạt hơn 3.263,8 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 36,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

    09:29 | 27/07/2024
  • Gia Lai: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 382/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương.

    09:27 | 27/07/2024
  • Đơn giản hóa trình tự thủ tục khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu, cụm công nghiệp, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đặt như trong dự thảo, cần cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng.

    08:52 | 27/07/2024
  • Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

    08:40 | 27/07/2024
  • Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

    Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.

    08:35 | 27/07/2024
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

    22:41 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

    22:35 | 26/07/2024
  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

    19:32 | 26/07/2024
  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

    16:02 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

    11:16 | 26/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load