Thứ ba 05/11/2024 00:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Đô thị 10 năm đổi mới

21:35 | 19/02/2022

(Xây dựng) - Thành phố Cẩm Phả kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (21/02/2012 – 21/02/2022) trên cơ sở một thị xã vùng than của tỉnh Quảng Ninh, chặng đường một thập kỷ phát triển, đô thị có nhiều đổi mới. Phóng viên Báo điện tử Xây dụng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Cường - Chủ tịch UBND thành phố về sự kiện này.

cam pha quang ninh do thi 10 nam doi moi
Ông Nguyễn Mạnh Cường - Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả.

PV: Thưa ông, nhân kỷ niệm ngày thành phố Cẩm Phả vừa tròn một thập kỷ ngày thành lập, xin ông cho biết thực trạng và giải pháp xây dựng đô thị cùng một số thành tựu tiêu biểu trong 10 năm qua, nhất là trong vận hội mới đưa nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết của Đảng bộ địa phương vào cuộc sống.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Thành phố Cẩm Phả được thành lập trên cơ sở một thị xã vùng than của tỉnh Quảng Ninh, có lợi thế về truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân vùng mỏ với bốn chữ vàng “Kỷ luật - Đồng Tâm” và tiềm năng khoáng sản, cảng, biển... Song cơ sở hạ tầng manh mún, phố phường chủ yếu được hình thành theo chân khai trường, mỏ than mở vỉa đến đâu thì lán thợ dựng lên đến đấy và còn những hệ lụy về môi trường.

Với truyền thống kỷ luật và đồng tâm, các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Cẩm Phả đã pháp huy tinh thần tập trung dân chủ, đoàn kết đưa nghị quyết của các cấp bộ Đảng vào cuộc sống bằng các giải pháp thiết thực, trong đó lấy việc đầu tư cơ sở hạ tầng làm động lực trong ba mũi đột phá chiến lược. Nhờ đó, từ khi thành lập thành phố (21/02/2012), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (theo GRDP) đạt trên 13%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt xấp xỉ 120 triệu đồng/người/năm, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2012. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố trung bình đạt trên 10.000 tỷ đồng mỗi năm, năm 2021 tuy đại dịch Covid-19 có khó khăn nhưng đã đạt mức thu cao nhất với 13.345,2 tỷ đồng.

Về lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2021 ước đạt 103.730.000 triệu đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp ước đạt 92.671.400 triệu đồng, tăng 11,57% (công nghiệp khai thác 57.068.000 triệu đồng, tăng 6,65% so với cùng kỳ, chế biến 35.603.400 triệu đồng, tăng 20,47% so với cùng kỳ); giá trị sản xuất ngành Xây dựng ước đạt 11.058.6 triệu đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Sản lượng than sạch khai thác cả năm ước đạt 26,3 triệu tấn, tăng 4,22% so với cùng kỳ; Điện ước đạt 19,05 triệu KWh tăng 5,85% so với cùng kỳ; Xi măng ước đạt 831,1nghìn tấn, tăng 4,77% so với cùng kỳ.

Thành phố tiếp tục tuyên truyền, vận động các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch thành phố di dời ra khỏi khu dân cư. Năm 2021, thực hiện di dời 105 cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch đô thị di dời ra khỏi khu dân cư; hỗ trợ di dời cho 20 đơn vị với 32 nội dung, tổng kinh phí hỗ trợ là 6.017 triệu đồng. Tổ chức thành công lễ khởi động nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh tại phường Cẩm Thịnh.

Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản: Giá trị sản xuất các ngành Nông - Lâm – Thuỷ sản năm 2021 ước đạt 974.500 triệu đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp ước đạt 350.500 triệu đồng, tăng 7,62% so cùng kỳ; ngành Lâm nghiệp ước đạt 146.000 triệu đồng, tăng 13,17% so cùng kỳ; ngành Thuỷ sản 478.000 triệu đồng, tăng 13,36% so cùng kỳ. Tổng diện tích rừng trồng tập trung năm 2021 ước đạt 1.908 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,8%. Thành phố có kế hoạch quản lý khai thác, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy đạt 12.698,4 tấn/năm, sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên đạt 5.306 tấn/năm.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP: Công nhận vườn, thôn đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2021 theo tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu xã Cẩm Hải, đang hoàn thiện hồ sơ Nông thôn mới kiểu mẫu xã Dương Huy và Cộng Hòa. Tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các hộ kinh doanh, doanh nghiệp phát triển các sản phẩm OCOP. Trong năm 2021 đã phát triển mới 16 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP trên địa bàn là 48 sản phẩm (28 sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm; 7 sản phẩm nhóm ngành đồ uống và 13 sản phẩm thuộc nhóm thảo dược.

Thành phố Cẩm Phả đang có bước tiến mới trong động hoạt du lịch biển đảo, du lịch dưỡng sinh trị liệu và du lịch tâm linh. Hàng năm đạt trên 300.000 lượt khách, doanh thu trên 60 tỷ đồng. Trong đó, khách đến đền Cửa Ông 150.000 lượt khách/năm; Yoko Onsen Quang Hanh trên 18.000 lượt khách; trung tâm Khoáng nóng địa chất đón trên 12.000 lượt khách; các bãi tắm trên địa bàn đón trên 90.000 lượt khách.

PV: Xin ông cho biết định hướng phát triển đô thị trong chặng đường mới, trước mắt là trong kế hoạch năm 2022?

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cẩm Phả lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký đến dự và phát biểu đã chỉ đạo thành phố Cẩm Phả phải đạt đô thị loại I vào năm 2025.

Thành phố Cẩm Phả thống nhất ý chí, huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, làm mũi nhọn thực hiện ba đột phá chiến lược. Cụ thể,triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch chung thành phố Cẩm Phả đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 3889/QĐ-UBND ngày 09/10/2020. Bám sát chủ trương chỉ đạo của tỉnh để sớm lập hoàn thành Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Đẩy nhanh tiến độ lập hoàn thành các Quy hoạch Phân khu (B, C, E1) và khu trung tâm 3 xã: Dương Huy, Cẩm Hải, Cộng Hòa; Hoàn thành các Quy hoạch chi tiết quan trọng khu Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố; Mở rộng trụ sở Thành ủy, UBND Thành phố; Trường phổ thông liên cấp (TH, THCS, THPT) tại khu vực bám đường bao biển phường Cẩm Thủy và hệ thống các trường học trên địa bàn toàn thành phố…

Tiếp tục rà soát thu hồi các quy hoạch, dự án không còn phù hợp. Lập hoàn thành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thành phố Cẩm Phả. Chú trọng công tác chỉnh trang đô thị, đặc biệt chỉnh trang đô thị vùng lõi trung tâm thành phố; duy trì trật tự đô thị, xây dựng đô thị văn minh. Thực hiện hạ ngầm, bó gọn cáp điện, viễn thông, quy định kích thước các biển quảng cáo tại các tuyến phố chính trên địa bàn các phường. Quản lý tốt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá đất và công tác thu tiền sử dụng đất.

Quy hoạch, quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả quỹ đất hai bên tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả; quỹ đất vùng ven bờ, vùng đất có mặt nước, vùng vịnh Bái Tử Long. Quản lý, quy hoạch và phát huy hiệu quả quỹ đất Mông Dương, Cẩm Hải, Cộng Hòa gắn liên kết vùng với huyện Vân Đồn để phát triển kinh tế.

Thực hiện đầu tư theo quy hoạch, phù hợp với khả năng cân đối về vốn và các nguồn lực khác nhằm đưa công tác quản lý các quy hoạch trở thành công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế - xã hội. Kiên trì thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, chỉ dùng vốn đầu tư từ ngân sách để dẫn dắt, khai thác tối đa các nguốn vốn đầu tư ngoài ngân sách, của khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Khắc phục triệt để tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, kéo dài. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng giáo dục, hạ tầng an ninh quốc phòng, hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Tập trung công tác chuẩn bị đầu tư, quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng không phân biệt nguồn vốn đầu tư, tạo quỹ đất “sạch” cho nhà đầu tư. Kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực trong và ngoài nước, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút và đa dạng các nguồn lực đầu tư, chú trọng hình thức đối tác công - tư để triển khai các dự án trong lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao, dịch vụ... Thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nhà đầu tư chiến lược nghiên cứu, triển khai các dự án trọng điểm, động lực trên địa bàn, tạo ra triển vọng mới về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị chất lượng cao, đặc biệt là sự hình thành của các dự án lớn như: Đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, Cụm Nhiệt điện Mông Dương, Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh, Nhà máy May mặc Hoa Lợi Đạt, Khu đô thị du lịch - dịch vụ Bái Tử Long, Công viên trung tâm thành phố, nhằm hiện thực hóa các quy hoạch, tạo động lực để thành phố tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là về thủy lợi, giao thông, thương mại nông thôn, các thiết chế văn hóa cần thiết. Triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, nâng cao hiệu quả cung cấp nước và an toàn hồ đập đối với các công trình thủy lợi, hồ, đập chứa nước trọng yếu”. Phát huy hiệu quả các công trình sau đầu tư, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập cho nhân dân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

PV: Xin cảm ơn ông!

Vũ Phong Cầm thực hiện

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load