Thứ sáu 03/01/2025 10:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cam kết của Tân Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh khi nhận nhiệm vụ

08:34 | 23/07/2022

Kiên quyết loại bỏ cán bộ tiêu cực, vô cảm là cam kết của tân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khi nhận nhiệm vụ.

Chiều 22/7, tại Kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố Hà Nội, 100% đại biểu có mặt (93/93) bầu ông Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Thành uỷ giữ chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Sỹ Thanh chia sẻ, nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là niềm vinh dự, đồng thời mang trách nhiệm hết sức lớn lao trước Đảng bộ, chính quyền, cử tri và nhân dân Thủ đô.

Với trọng trách được giao là người đứng đầu UBND thành phố, ông Trần Sỹ Thanh nguyện cống hiến hết sức mình, tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện và phát huy cao nhất những kiến thức, khả năng và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác; sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Thủ đô...

cam ket cua tan chu tich ha noi tran sy thanh khi nhan nhiem vu
Tân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh Ảnh: Như Ý

Tân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, sẽ tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, ưu tiên tạo đột phá trên 3 lĩnh vực. Thứ nhất, ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, xây dựng các công trình tiêu biểu, mang đặc trưng của Thủ đô. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực ngành văn hóa, du lịch.

Ông Thanh nói sẽ gìn giữ và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được của Thủ đô qua các thời kỳ; tiếp tục đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong nhiệm kỳ 2021- 2026; từng bước thực hiện mục tiêu để Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước; là thành phố kết nối toàn cầu; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn diện, đặc sắc và hài hòa, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; để Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành một thành phố đáng sống.

Để thực hiện mục tiêu đó, theo ông Thanh, hệ thống chính quyền thành phố phải đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, ủy quyền, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ thành phố đến cơ sở. Cùng với đó, tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng; kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh.

“Kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, vô cảm, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ. Cá thể hóa trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan hành chính của thành phố”, ông Thanh cam kết.

Mục tiêu trước mắt, theo ông Thanh, phải để mỗi người dân, doanh nghiệp cảm nhận được, thụ hưởng được những lợi ích từ quá trình cải cách hoạt động điều hành của chính quyền thành phố…

Theo Trường Phong/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát các công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch số 12700 về việc tổ chức triển khai thực hiện giải pháp quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở, công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng trên địa bàn Thành phố.

  • Hải Dương: Tăng cường quản lý chất thải sinh hoạt

    (Xây dựng) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương vừa ban hành chỉ thị tăng cường công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

  • Kon Tum quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã đặt ra mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát như một nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 2.480 hộ dân đang sống trong những ngôi nhà tạm bợ, trong đó 2.277 hộ cần xây mới và 203 hộ cần sửa chữa. Với tổng kinh phí dự kiến lên đến 131,68 tỷ đồng, tỉnh quyết tâm hoàn thành mục tiêu trước tháng 6/2025, mang lại cuộc sống an toàn và ổn định hơn cho người dân.

  • Nam Định: Ấn tượng về những cây cầu kết nối phát triển vùng

    (Xây dựng) - Những cây cầu nghìn tỷ ở Nam Định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng khu vực Đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho hệ thống giao thông hiện có, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển cho người tham gia giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

  • Bắc Giang: Loạt công trình trọng điểm cán đích

    (Xây dựng) - Xác định các công trình trọng điểm có ý nghĩa chiến lược, tạo nên diện mạo, sức sống, sức bền, sức vươn của tỉnh Bắc Giang trong tương lai, thời gian qua, trên các công trình trọng điểm, chủ đầu tư và nhà thầu thi công chạy đua với thời gian, phấn đấu hoàn thành các công trình đúng hạn, hướng tới chào mừng chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XX.

  • Kon Tum: Sự cố xảy ra tại dự án Thủy điện Đăk Mi 1, đã bàn giao 5 nạn nhân cho gia đình

    (Xây dựng) - 15 giờ 46 phút, ngày 02/01/2025 cơ quan chức năng đã tìm thấy 2 nạn nhân còn lại trong sự cố xảy ra tại dự án Thủy điện Đăk Mi 1, thuộc xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. 5 nạn nhân bị tai nạn tại đập thủy điện đã được bàn giao cho gia đình, bước đầu hỗ trợ gia đình mỗi nạn nhân tử vong 100 triệu đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load