Thứ hai 18/11/2024 12:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cách quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp

21:09 | 13/10/2022

(Xây dựng) - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 148/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn Nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

cach quan ly su dung nguon thu tu chuyen doi so huu doanh nghiep
Thông tư 57/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực thi hành từ 31/10/2022 (ảnh minh họa: Internet).

Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định rõ về lập dự toán thu. Theo đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lập dự toán các khoản thu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 148/2021/NĐ-CP (chi tiết theo từng khoản thu) đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/7 hàng năm.

Phương pháp xác định số dự toán thu: Đối với thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, số dự toán thu được xác định căn cứ vào danh mục, phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo công thức:

Số dự toán thu bằng (=) số lượng cổ phần bán ra, nhân với (x) giá khởi điểm dự kiến, trừ đi (-) dự toán chi phí cổ phần hóa, chi phí xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế.

Đối với thu từ các hình thức sắp xếp chuyển đổi sở hữu khác của doanh nghiệp, số dự toán thu được xác định căn cứ vào phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với thu từ chuyển nhượng vốn Nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm và quyền góp vốn tại doanh nghiệp, số dự toán thu được xác định căn cứ vào danh mục, phương án chuyển nhượng vốn Nhà nước, phương án chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm và quyền góp vốn tại doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo công thức:

Số dự toán thu chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần bằng (=) số lượng cổ phần chuyển nhượng dự kiến, nhân với (x) giá khởi điểm chuyển nhượng cổ phần dự kiến, trừ đi (-) dự toán chi phí chuyển nhượng vốn.

Số dự toán thu chuyển nhượng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bằng (=) số tiền thu từ chuyển nhượng vốn dự kiến, trừ đi (-) dự toán chi phí chuyển nhượng vốn.

Lập dự toán chi đối với ngân sách Nhà nước

Cơ quan đại diện chủ sở hữu Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lập dự toán các khoản chi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP (chi tiết theo từng khoản chi), gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/7 hàng năm để tổng hợp trong dự toán ngân sách Nhà nước, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.

Lập dự toán chi thường xuyên để chi hỗ trợ phần kinh phí còn thiếu cho việc xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế, chi phí liên quan đến chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; chi bù đắp phần kinh phí còn thiếu trong trường hợp số tiền thu từ chuyển nhượng vốn không đủ bù đắp chi phí chuyển nhượng vốn và chi xử lý phần chênh lệch giữa số doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã nộp cao hơn so với số phải nộp theo quyết toán của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 148/2021/NĐ-CP thực hiện như sau:

Căn cứ phương án đã được phê duyệt, quyết toán của cơ quan có thẩm quyền về kinh phí xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế, các khoản chi liên quan đến chuyển đổi sở hữu; kết quả chuyển nhượng vốn Nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, vốn góp tại doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thực tế số tiền đã nộp, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất số tiền ngân sách Nhà nước chi hỗ trợ, bù đắp cho các nội dung nêu trên (nếu có), báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương (đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương) để rà soát, thẩm định và tổng hợp vào dự toán chi thường xuyên các hoạt động kinh tế của cơ quan, địa phương theo phân cấp.

Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hơn 100 gian hàng tham gia tại Triển lãm phòng sạch và điều hòa không khí 2024

    (Xây dựng) - Triển lãm quốc tế CLEANFACT & RHVAC VIETNAM 2024, sắp diễn ra từ ngày 21 – 23/11 là sự kiện thường niên quan trọng trong lĩnh vực lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao.

  • Bình Định: Gần 496 tỷ đồng đầu tư Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam sẽ được đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Hòa Hội, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trên diện tích hơn 8,4ha, tổng vốn đầu tư 495,8 tỷ đồng.

  • Xây dựng kinh tế xanh để bước nhanh vào kỷ nguyên mới

    Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp sớm và nhanh nhất cả nước, góp phần to lớn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp quá nhanh cũng để lại không ít những hệ lụy về môi trường. Vì vậy, các tỉnh khu vực này đang tích cực điều chỉnh để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.

  • Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Chú trọng đầu tư các cụm công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Với việc làm tốt công tác tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, ngay sau khi đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp (CCN) ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã nhanh chóng thu hút hơn 600 nhà đầu tư thứ cấp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

  • Long An: Năng lượng sạch - nền tảng phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ và Liên minh Bỉ - Việt nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác với phía Bỉ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo.

  • Phú Thọ: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn

    (Xây dựng) – Hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, một số diện tích của các cụm công nghiệp vẫn chưa được giải phóng mặt bằng (GPMB). Để đảm bảo tiến độ dự án, Phú Thọ đã huy động nguồn nhân lực tập trung giải quyết vấn đề tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load