Thứ sáu 26/04/2024 02:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cách ly xã hội phòng Covid-19 tác động mạnh đến chất lượng không khí Việt Nam và Đông Nam Á

21:03 | 14/05/2020

(Xây dựng) – Báo cáo mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) cho thấy, việc cách ly xã hội và phong toả để phòng tránh dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ và đa dạng đến chất lượng không khí ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.

cach ly xa hoi phong covid 19 tac dong manh den chat luong khong khi viet nam va dong nam a
Chất lượng không khí ở Hà Nội được cải thiện chút ít trong thời gian cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19 (Ảnh: Diệu Anh).

Giảm nồng độ NO2, giữ nguyên nồng độ PM2.5

Báo cáo của CREA cho biết, nồng độ khí NO2 (nito dioxit) độc hại ở các đô thị lớn như Kuala Lumpur, Manila hay Bangkok đều giảm xuống trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Nguyên nhân là việc sụt giảm trong vận tải và sản xuất.

Trong đó, Malaysia có sự thay đổi mạnh mẽ và bền vững nhất khi nồng độ NO2 ở thủ đô Kuala Lumpur giảm khoảng 60% so với năm 2019. Ngay tại Indonesia, quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất trong khu vực Đông Nam Á, nồng độ khí NO2 ở thủ đô Jakarta cũng giảm khoảng 40% so với năm 2019.

Tuy nhiên, nồng độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại Jakarta vẫn không thay đổi so với những năm trước. Điều này góp phần khẳng định các giả thuyết trước đây rằng, vấn đề ô nhiễm không khí tại thành phố này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm từ các khu vực xung quanh, nhất là các nhà máy nhiệt điện than.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra ở Việt Nam. Mặc dù nồng độ NO2 trong không khí đã giảm, nhưng các đô thị lớn như Hà Nội, hay thành phố Hồ Chí Minh lại chứng kiến sự gia tăng nồng độ PM2.5 vì khí thải từ điện than và công nghiệp ở các khu vực xung quanh thành phố tăng lên.

Điều này cũng diễn ra trên toàn khu vực khi các thành phố nằm gần các nhà máy nhiệt điện than chỉ chứng kiến ô nhiễm không khí giảm ở mức độ nhẹ.

Phát triển năng lượng sạch là xu thế tất yếu

Trước khi đại dịch khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mức độ ô nhiễm không khí ở nhiều nước Đông Nam Á thường vượt quá 5 lần giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Điều này làm cho ô nhiễm không khí trở thành nguy cơ môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người, góp phần gây ra bệnh hô hấp và tim mạch mãn tính và các bệnh khác.

Con số thống kê cho thấy, khoảng 799.000 ca tử vong hàng năm trong khu vực có liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí. Trong đó, nhiên liệu hóa thạch được cho là nguyên nhân của hơn 150.000 ca tử vong. Thiệt hại kinh tế của ô nhiễm không khí do nhiên liệu hóa thạch gây ra ước tính đạt mức 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2018, tương đương 3,3% GDP toàn cầu.

cach ly xa hoi phong covid 19 tac dong manh den chat luong khong khi viet nam va dong nam a
Giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu để giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí (Ảnh: Internet).

Chuyên gia phân tích CREA, bà Isabella Suarez chia sẻ: “Việc giảm thiểu ô nhiễm không khí do Covd-19 không làm giảm nhẹ tác động thảm khốc của dịch bệnh đối với cuộc sống và sinh kế của người dân trên khắp châu Á. Tuy nhiên, bầu trời xanh phía trên các thành phố lớn của chúng ta đã cho thấy những gì chúng ta có thể đạt được, nếu chúng ta đầu tư vào năng lượng sạch khi khủng hoảng bị đẩy lùi.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ô nhiễm không khí ở các đô thị được tích lũy từ nhiều nguồn khác nhau, từ phương tiện và hoạt động giao thông, các hoạt động công nghiệp cho đến các nhà máy điện than gây ô nhiễm cao. Nói một cách đơn giản, việc kiểm soát mức độ ô nhiễm từ tất cả các nguồn này sẽ giúp hạn chế ô nhiễm, giúp con người khỏe mạnh hơn và tạo ra ít áp lực hơn cho các dịch vụ y tế vào thời điểm quan trọng này.

Cuộc khủng hoảng lần này đã giúp chúng ta hình dung được về viễn cảnh cuộc sống có thể như thế nào khi không khí dễ thở hơn. Nhưng chúng ta chỉ có thể biến điều này trở thành hiện thực bằng cách thực thi các tiêu chuẩn chất lượng không khí và giảm nhanh việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch một cách bền vững”.

Các chuyên gia của CREA nhận định, sự cải thiện chất lượng không khí hiện nay chỉ là nhất thời và không ai dám khẳng định chất lượng không khí sẽ như thế nào sau khi các nước kết thúc quá trình phong tỏa, cách ly xã hội.

Dịch Phong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load