Chủ nhật 03/11/2024 03:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” trong năm 2021

19:09 | 09/01/2022

(Xây dựng) - Chiều 8/1/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ủy ban và 19 Tập đoàn, Tổng Công ty. Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

cac tap doan tong cong ty nha nuoc thuc hien thang loi muc tieu kep trong nam 2021
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, hỗ trợ doanh nghiệp đạt doanh thu, lợi nhuận cao

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh cho biết: Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Chiến lược 10 năm 2021 - 2030 phát triển kinh tế - xã hội. Bối cảnh quốc tế và trong nước xuất hiện nhiều yếu tố rủi ro, phức tạp, khó lường, biến đổi khí hậu toàn cầu và đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường đã tiếp tục tác động tiêu cực mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống dân sinh, trong đó có các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Ủy ban.

Về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2021, Ủy ban đã ban hành và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 và Kế hoạch của Ủy ban thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và kế hoạch 05 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Ủy ban đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành để hỗ trợ, thúc đẩy các Tập đoàn, Tổng Công ty; tích cực đổi mới phương thức, lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, điều hành; đồng thời, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các Tập đoàn, Tổng Công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và sắp xếp lại, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước và cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19.

Ủy ban đã chủ động trao đổi ý kiến, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết công việc của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban để bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong thực tiễn. Tiếp tục rà soát các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để phát hiện các vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo; trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

cac tap doan tong cong ty nha nuoc thuc hien thang loi muc tieu kep trong nam 2021
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2021 doanh thu ước đạt 128.600 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động của các Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc Ủy ban, nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, nhiều thị trường bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận, thậm chí thua lỗ lớn, giảm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, với nỗ lực và quyết tâm cao độ, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng mọi thời cơ, các Tập đoàn, Tổng Công ty đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và góp phần phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, về sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 816.015 tỷ đồng (bằng 107% so với năm 2020); tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 34.119 tỷ đồng; tổng nộp ngân sách ước đạt 62.443 tỷ đồng. Trong đó, 13/19 Tập đoàn, Tổng Công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 14/19 Tập đoàn, Tổng Công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 14/19 Tập đoàn, Tổng Công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách; 5 Tập đoàn, Tổng Công ty đạt lợi nhuận cao so với kế hoạch và so với năm 2020; 4 Tập đoàn, Tổng Công ty nộp ngân sách cao so với kế hoạch và so với năm 2020.

cac tap doan tong cong ty nha nuoc thuc hien thang loi muc tieu kep trong nam 2021
Toàn cảnh Hội nghị.

Những thành tích, đóng góp được ghi nhận

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến tham luận, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu rõ, năm 2021 nước ta phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức. Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư đã tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó những doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ có sự đoàn kết, đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước, phản ứng chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, chúng ta đã đạt được thành tựu rất đáng ghi nhận, trân trọng và tự hào. Trong những kết quả đó, có sự đóng góp quan trọng của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Ủy ban. Những kết quả đã đạt được là cơ sở, nền tảng để chúng ta có thể lạc quan và kỳ vọng một bức tranh kinh tế tươi sáng hơn trong năm 2022.

Cơ bản tán thành với những nội dung nêu trong báo cáo và ý kiến tham luận của các đại biểu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: “Tuy mới đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, ngày càng chuyên nghiệp, trưởng thành”.

Trong bối cảnh đất nước chịu tác động rất tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng Công ty đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt để vừa ứng phó với dịch bệnh vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời các doanh nghiệp thuộc Ủy ban cũng đã tham gia rất tích cực vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an sinh xã hội như: Đóng góp, ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 với số tiền 2.565 tỷ đồng; chủ động triển khai nhiều hoạt động từ thiện, chương trình an sinh xã hội góp phần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống của người dân; huy động cơ sở vật chất, kỹ thuật, hỗ trợ nhân lực, vật lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước.

Theo Phó Thủ tướng, trong năm qua, Ủy ban và các doanh nghiệp đã triển khai nhiều dự án đầu tư trọng điểm, có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương, Ủy ban tham mưu cho Chính phủ các giải pháp xử lý phù hợp đối với 5/12 dự án, doanh nghiệp và đưa ra khỏi danh sách Ban Chỉ đạo theo dõi, xử lý.

Đặc biệt, dù còn nhiều khó khăn, nhưng Ủy ban đã đã tích cực triển khai sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Ủy ban và các doanh nghiệp cũng đã tích cực trong triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

Nhấn mạnh những kết quả nêu trên, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận và đánh giá cao các kết quả và thành tích quan trọng mà tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ủy ban và Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Ủy ban đã đạt được trong năm 2021 hết sức khó khăn vừa qua.

Bày tỏ cơ bản nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 báo cáo của Ủy ban và các ý kiến tham luận đã nêu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong năm tới, Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng Công ty cần thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thời hạn các công việc thuộc thẩm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 Tập đoàn, Tổng Công ty.

Theo đó, Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong việc rà soát các quy định pháp luật còn gây vướng mắc để tập trung tháo gỡ; nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động của Ủy ban, bảo đảm cho Ủy ban có đầy đủ các quyền hạn tương xứng với trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp và với các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Ủy ban cũng cần khẩn trương hoàn thành Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc thẩm quyền. Đặc biệt cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với các Tập đoàn, Tổng Công ty, nhất là công tác giám sát tài chính, giám sát đầu tư, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng pháp luật.

Phó Thủ tướng giao Ủy ban tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc hoàn thiện, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đồng thời, thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả ngành Công Thương. Tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các Tập đoàn, Tổng Công ty triển khai ý kiến của Bộ Chính trị; đẩy mạnh giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc còn tồn đọng.

“Với quyết tâm, nỗ lực, năng động, sáng tạo của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng Công ty, chắc chắn rằng Ủy ban và các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, phấn đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, năm 2022 tốt hơn nhiều so với năm 2021, xứng đáng với vị trí là những doanh nghiệp then chốt, đầu đàn của kinh tế nước nhà, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ tin tưởng.

cac tap doan tong cong ty nha nuoc thuc hien thang loi muc tieu kep trong nam 2021
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.

Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu Nhà nước

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho biết: Ủy ban đã làm tốt công tác tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu Nhà nước thuộc quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đối với doanh nghiệp giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu về: chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu được Chính phủ giao; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid- 19.

Đặc biệt, về công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước trong năm 2021 Ủy ban đã quyết liệt: Chỉ đạo 4 Tập đoàn, Tổng Công ty tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; Chỉ đạo hoàn thành: cổ phần hóa Tổng Công ty Phát điện 2, phương án thoái vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Tổng Công ty Phát điện 3, quyết toán cổ phần hóa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Chỉ đạo việc: tái cơ cấu, tăng, giảm, chuyển nhượng vốn đầu tư của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam tại các công ty thành viên; Hoàn thành phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Thông qua chủ trương sắp xếp, tổ chức lại, thành lập các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone; Chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng Công ty thực hiện tái cơ cấu theo các đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo thoái vốn Nhà nước tại 6 doanh nghiệp với tổng giá trị sổ sách 574,7 tỷ đồng, thu về 2.637,7 tỷ đồng (gấp 4,6 lần)...

cac tap doan tong cong ty nha nuoc thuc hien thang loi muc tieu kep trong nam 2021
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có giá trị đầu tư thực hiện năm 2021 ước đạt 18.194 tỷ đồng (90,1% kế hoạch).

Các Tập đoàn, Tổng Công ty đã tích cực triển khai các dự án đầu tư theo kế hoạch. Một số Tập đoàn, Tổng Công ty có giá trị đầu tư thực hiện khá lớn là: Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước đạt 18.194 tỷ đồng (90,1% kế hoạch), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ước đạt 5.095 tỷ đồng (97,2% kế hoạch), Tổng Công ty Viễn thông MobiFone ước đạt 6.245 tỷ đồng (79,1% kế hoạch), Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước ước đạt 6.895 tỷ đồng (70% kế hoạch), Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam ước đạt 3.235 tỷ đồng (65% kế hoạch), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ước đạt 19.600 tỷ đồng (44% kế hoạch). Trong đó, nổi bật là: Triển khai một số dự án trọng điểm về năng lượng (các dự án Nhà máy: Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủy điện Ialy mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I); một số dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không (Long Thành, nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Cát Bi, mở rộng sân bay Điện Biên).

Tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động của Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Ủy ban trong năm 2021, như trong việc giải quyết một số công việc thuộc quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước được thực hiện đầy đủ những còn chưa bảo đảm thời hạn theo quy định; phát huy vai trò trong việc điều hành, định hướng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, đổi mới sáng tạo, phát huy nguồn lực hiện có, đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh...

Về định hướng trong năm 2022, Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh, đối với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc hoàn thiện, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Rà soát, phát hiện và đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý còn bất cập, chưa đồng bộ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với tổ chức và hoạt động của Ủy ban và doanh nghiệp. Nghiên cứu đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về: cơ chế, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, ngành với Ủy ban trong việc quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban và các Bộ, ngành để nâng cao vai trò của Ủy ban trong việc thực hiện chức năng phản biện, đóng góp ý kiến với các Bộ, ngành trong quá trình hoạch định cơ chế, chính sách pháp luật và và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thật trung và dài hạn; Thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thời hạn các công việc thuộc quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 Tập đoàn, Tổng Công ty...

Đối với 19 Tập đoàn, Tổng Công ty, yêu cầu thực hiện nghiêm túc, bảo đảm thời hạn các quy định về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh hiệu quả hoạt động và công khai tài chính, công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; Thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2022; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực Nhà nước giao; đầu tư theo chiến lược, kế hoạch, phù hợp cơ chế kinh tế thị trường, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.

Đặc biệt, chú trọng xây dựng các phương án chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng và đời sống cho người lao động; Khẩn trương đổi mới, hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp theo cơ chế kinh tế thị trường và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Kiện toàn hệ thống kiểm soát nội bộ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật. Nâng cao tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn nhà nước. Rà soát, phát hiện và kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp thua lỗ, dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo nguyên tắc thị trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh và quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý, sử dụng vốn Nhà nước.

Hội nghị đã vinh danh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc:

cac tap doan tong cong ty nha nuoc thuc hien thang loi muc tieu kep trong nam 2021

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho 3 Tập thể: Viễn thông Hà Nội (Tập đoàn VNPT), Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco (Tổng Công ty Lương thực niềm Nam) và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Hàng hải (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam).

cac tap doan tong cong ty nha nuoc thuc hien thang loi muc tieu kep trong nam 2021

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trao Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho ông Nguyễn Danh Duyên - Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội và Huân chương Lao động hạng Nhất cho ông Phạm Quốc Bảo - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Xuân Sơn - Phó Tổng Giám đốc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, ông Nguyễn Văn Hợp - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Điện lực miền Nam, bà Phạm Thị Thu Hồng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco.

cac tap doan tong cong ty nha nuoc thuc hien thang loi muc tieu kep trong nam 2021

Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Trần Văn Vĩnh - Chánh Kỹ sư Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), ông Trần Tiến Chỉnh - Giám đốc Viễn thông Hải Dương (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) và trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Bùi Việt Hoài - nguyên Phó Tổng Giám đốc (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam), ông Nguyễn Việt Công - Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển (Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam), ông Đỗ Xuân Toản - Phó trưởng Ban an ninh (Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam).

cac tap doan tong cong ty nha nuoc thuc hien thang loi muc tieu kep trong nam 2021

Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh và lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tặng hoa chúc mừng và tri ân những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Phú Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Ủy ban.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vĩnh Phúc: Sẽ công khai thông tin xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị liên quan nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu trên địa bàn tỉnh theo các quy định pháp luật mới; đảm bảo quá trình đấu thầu đáp ứng các yêu cầu về cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

    22:30 | 01/11/2024
  • Bài 2: “Trải thảm đỏ” hút đầu tư

    (Xây dựng) - Với “thiên thời - địa lợi - nhân hoà”, tỉnh Bắc Ninh đang quyết tâm kiến tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch, khẳng định "thủ tục sẵn sàng - dự án thành công"; cùng hàng loạt khu đô thị hiện đại, đa tiện ích cùng định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

    21:34 | 01/11/2024
  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

    19:29 | 01/11/2024
  • Bình Định: “Khai tử” dự án Nhà xưởng gia công cấu kiện thép trong xây dựng và trạm trộn bê tông tươi

    (Xây dựng) – Dự án Nhà xưởng gia công cấu kiện thép trong xây dựng và trạm trộn bê tông tươi tại Cụm công nghiệp Rẫy Ông Thơ, xã Tây An, huyện Tây Sơn (Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ đồng của Công ty TNHH Kim Oanh đã được lãnh đạo tỉnh cho chấm dứt hoạt động.

    16:51 | 01/11/2024
  • Gỡ điểm nghẽn - phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

    (Xây dựng) - Ngành nhựa được xem là một trong những ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, ngành này đang gặp phải không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu.

    16:48 | 01/11/2024
  • Thu hút vốn FDI vào công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm sao hiệu quả?

    (Xây dựng) - Là điểm đến đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Apple… Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

    16:02 | 01/11/2024
  • Bến Tre nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hướng tới mục tiêu 95%

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều thách thức, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của tỉnh. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý lên đến hơn 4.764 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự thật đáng lo ngại là tỷ lệ giải ngân hiện tại thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, cũng như so với các địa phương khác trong cả nước. Nhằm khôi phục lại tình hình này, UBND tỉnh đã đưa ra chỉ đạo quyết liệt tập trung mọi nguồn lực và quyết tâm hướng tới việc giải ngân đạt từ 95% trở lên trước khi kết thúc năm.

    16:02 | 01/11/2024
  • Bến Tre: Đẩy mạnh quyết toán và tất toán dự án hoàn thành trên địa bàn

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, công tác quyết toán dự án hoàn thành tại Bến Tre đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các cấp, các ngành và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số hạn chế và bất cập cần được giải quyết một cách khẩn trương. Những vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và làm ảnh hưởng đến hoạt động của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong việc thực hiện tất toán tài khoản dự án hoàn thành.

    15:12 | 01/11/2024
  • Tăng cường hiệu quả đầu tư công tỉnh Tiền Giang: Những kết quả đáng ghi nhận và thách thức cần khắc phục

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng chủ trì Hội nghị để nghe, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2024.

    15:09 | 01/11/2024
  • Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

    (Xây dựng) - Tại thời điểm này tỉnh Hưng Yên đang ưu tiên thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tập trung chú trọng ở 3 phân ngành chính gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ô tô và phụ tùng ô tô.

    15:06 | 01/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load