Thứ tư 15/01/2025 12:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Các đơn vị vi phạm khai thác khoáng sản sẽ bị tước giấy phép

21:51 | 18/08/2015

Để triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền địa phương áp dụng những biện pháp “mạnh” nhằm siết chặt hoạt động quản lý, khai thác trong lĩnh vực này.


 Đội Cảnh sát Môi trường Công an huyện Phúc Thọ xử lý doanh nghiệp khai thác cát trái phép. (Ảnh: Doãn Tuấn/TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phải khẩn trương phối hợp với các sở, ngành liên quan và các quận, huyện, thị xã lập kế hoạch thanh tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động khai thác khoáng sản của các đơn vị trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động hoặc tham mưu cho thành phố thu hồi giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền đối với các đơn vị vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, không quy hoạch thăm dò, khai thác cát tại các diện tích khu vực nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thành phố giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở chế biến có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Đối với các dự án gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận đầu; tổ chức kiểm tra, xử lý các cơ sở chế biến sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; kiểm tra việc buôn bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Cũng theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý, giám sát theo quy định đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm trên các tuyến sông. Theo đó, sẽ kiên quyết xử lý các đơn vị lợi dụng việc nạo vét để khai thác cát, không thực hiện đúng chuẩn tắc thiết kế, thời gian nạo vét. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân thành phố nếu để tình trạng lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi trái phép.

Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát trái phép; xây dựng phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, trong đó, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã; tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và đề xuất với Ủy ban Nhân dân thành phố biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhiều năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều tồn tại, bất cập, đặc biệt là tình trạng khai thác cát trái phép dưới lòng sông vẫn diễn ra phổ biến.

Thực trạng này đòi hỏi các cấp chính quyền và cơ quan quản lý của Hà Nội phải vào cuộc xử lý kiên quyết, dứt điểm, tránh tình trạng vi phạm tái diễn kéo dài.

Theo thống kê, toàn thành phố có khoảng 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, trong đó có 12 đơn vị khai thác đá, còn lại là các đơn vị khai thác cát, trung chuyển vật liệu xây dựng.

Từ thực tế kiểm tra của ngành chức năng thành phố mới đây cho thấy, hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn Hà Nội chủ yếu dưới hình thức hút cát từ lòng sông đưa lên tàu vận chuyển tới bãi chứa ven bờ, do đó không chỉ làm thất thoát tài nguyên, vi phạm an toàn giao thông đường thủy, vi phạm pháp luật về khoáng sản mà còn tạo ra nguy cơ sạt lở bờ sông, ảnh hưởng dòng chảy và hệ thống đê kè cũng như gây ô nhiễm môi trường khu vực.

Đáng lưu ý, việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường của hầu hết các đơn vị khai thác còn rất hạn chế. Công tác an toàn vệ sinh lao động tại các khu khai thác mỏ đá cũng không được quan tâm, thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết.

Theo báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, qua kiểm tra 14 đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn, có tới 8 doanh nghiệp vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản như chưa hoàn thiện thủ tục về đất đai để được giao đất và ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước nhưng đã tổ chức khai thác phục vụ kinh doanh; do đó, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; hay có những đơn vị chấm dứt hoạt động từ nhiều năm nay song vẫn chưa trả lại mặt bằng cho địa phương quản lý để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích…

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Hùng cho rằng, để xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài nêu trên, ngoài nguyên nhân khách quan do sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, một số đơn vị, cá nhân chưa nhận thức đầy đủ về Luật Khoáng sản hoặc vì lợi ích cá nhân mà có hành vi khai thác khoáng sản bất hợp pháp, nhất là hoạt động khai thác cát trái phép, sai phép, không phép, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ngân sách Nhà nước bị thất thu.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hùng cũng không phủ nhận công tác quản lý khoáng sản, đất đai tại một số địa phương bị buông lỏng kéo dài và việc xử lý còn thiếu kiên quyết, chưa triệt để.

Theo Minh Nghĩa/Vietnamplus

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thay đổi khung thời gian khai thác cát, sỏi lòng sông

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản; trong đó có Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

  • Nhà đẹp 2025: Cửa nhôm kính có thực sự là yếu tố quyết định?

    (Xây dựng) - Khi nhắc đến một ngôi nhà hiện đại, chúng ta thường hình dung ra không gian mở, tràn ngập ánh sáng tự nhiên và đầy tính thẩm mỹ. Nhưng liệu cửa nhôm kính – một yếu tố đang rất thịnh hành – có thực sự giữ vai trò quyết định trong việc tạo nên vẻ đẹp của ngôi nhà?

  • Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam: Phát triển công nghệ bê tông Việt Nam bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng trong kỷ nguyên mới

    (Xây dựng) – Là tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hội Bê tông Việt Nam không chỉ hoạt động chuyên môn về lĩnh vực vật liệu mà còn quan tâm cả công nghệ thi công đến thiết kế kết cấu công trình. Trước yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong kỷ nguyên mới, Hội Bê tông Việt Nam xác định các nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự báo, định hướng phát triển cho công nghệ bê tông ở Việt Nam, đáp ứng thực tiễn xây dựng của đất nước cũng như đảm bảo tính bền vững của công trình. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam về những nhiệm vụ quan trọng này.

  • Đôn đốc các nhà máy xi măng lắp đặt hệ thống phát điện từ nhiệt thải

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng vừa có Văn bản 75/BXD-VLXD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải tại các dây chuyền sản xuất xi măng.

  • Bắc Giang: Tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) – Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, sử dụng khoáng sản trong diện tích dự án trên địa bàn tỉnh.

  • Vụ mỏ cát 370 tỷ: Hủy kết quả đấu giá, phạt Công ty MT Quảng Đà 17 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vừa đưa ra quyết định hủy kết quả phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với điểm mỏ ĐB2B tại xã Điện Thọ được tổ chức vào ngày 19/10/2024. Công ty Cổ phần MT Quảng Đà (Công ty MT Quảng Đà) cũng bị xử phạt 17 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load