Chủ nhật 03/11/2024 05:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Cà Mau: Xây dựng đô thị thông minh, phát triển bền vững

16:29 | 15/12/2021

(Xây dựng) - Là đô thị biển, đô thị hạt nhân của vùng đô thị Tây Nam, đến nay, sau hơn 10 năm được công nhận là đô thị loại II, đô thị trẻ Cà Mau thay da đổi thịt từng ngày, đầy sức sống, xanh hơn và phát triển bền vững hơn, hướng tới đô thị thông minh.

ca mau xay dung do thi thong minh phat trien ben vung
Là đô thị biển, thành phố Cà Mau chú trọng quy hoạch đô thị và phát triển đô thị thích ứng biến đổi khí hậu.

Đô thị hạt nhân vùng, thích ứng biến đổi khí hậu

Kinh tế tăng trưởng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội được đầu tư đồng bộ, hiện đại…

Xác định quy hoạch phải đi trước một bước, là vùng có địa hình thấp, sông ngòi bao quanh, thành phố Cà Mau chú trọng quy hoạch theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, gắn với phát triển bền vững, phát huy lợi thế đô thị biển. Thành phố chú trọng điều chỉnh quy hoạch chung phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; đã lập xong Chương trình phát triển đô thị thành phố đến năm 2025, được tỉnh phê duyệt. Đồng thời, tập trung thực hiện Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với chủ trương, định hướng chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long và đặc thù của bán đảo Cà Mau, làm cơ sở định hướng phát triển, bố trí nguồn lực, hướng tới phát triển nhanh và bền vững.

Thành phố Cà Mau chú trọng xây dựng và thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết, làm cơ sở để quản lý phát triển đô thị. Đến nay, 51 đồ án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, trong đó, 45 đồ án quy hoạch chi tiết, 6 đồ án quy hoạch phân khu. Các phường nội đô, quy hoạch phân khu bao phủ 52,2%, quy hoạch chi tiết bao phủ 24,04% diện tích và hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cả 7 xã của thành phố. Thành phố thường xuyên tăng cường công tác quản lý quy hoạch, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về xây dựng, đất đai...

Tập trung phát triển hạ tầng đô thị

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là bước đột phá chiến lược đưa đô thị Cà Mau phát triển, Ðảng bộ thành phố Cà Mau tập trung quyết liệt, ưu tiên nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại ở đô thị và xây dựng nông thôn mới. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, thành phố thực hiện 97 công trình với tổng mức đầu tư hơn 816 tỷ đồng. Ðến nay, 69 công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập bộ mặt đô thị khang trang.

Đặc biệt phải kể đến Dự án nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cà Mau, với tổng mức đầu tư 1.204 tỷ đồng. Thành phố Cà Mau nâng cấp và cải tạo được 205 tuyến đường, hẻm trong các khu có thu nhập thấp với chiều dài 51.200m; xây dựng mới 3.000m đường và kè ven sông; nâng cấp và xây dựng mới 16 trường học, 8 trụ sở sinh hoạt cộng đồng, 4 công viên cây xanh, 2 khu chợ; xây dựng mới 900 lô nền tái định cư với diện tích gần 12ha để bố trí tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án. Tiểu dự án này đã giúp gần 200.000 người dân đô thị được hưởng lợi, góp phần quan trọng cải tạo môi trường, chỉnh trang đô thị.

Chính quyền thành phố Cà Mau còn huy động hàng trăm tỷ đồng để hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn. Nhờ đó mà đến nay, 7 xã của thành phố Cà Mau đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; thành phố gần như hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II và đạt được 48/59 tiêu chí của đô thị loại I.

Xây dựng đô thị thông minh

Theo ông Lê Tuấn Hải, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung vào 4 hướng đột phá chiến lược để phát triển, gồm: Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng thành phố thông minh; chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng ven; đầu tư phát triển “kinh tế đêm” gắn với sản phẩm du lịch trên sông trong lòng thành phố.

Thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, từng bước hoàn thiện tiêu chí đô thị loại I. Trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Cà Mau dự kiến đầu tư 1.110 tỷ đồng từ nguồn tự cân đối của địa phương, để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

ca mau xay dung do thi thong minh phat trien ben vung
Thành phố Cà Mau hướng tới đô thị loại I.

Thành phố Cà Mau đang kêu gọi đầu tư xây dựng cụm các khu, cụm công nghiệp, các dự án đô thị mới, khu thể thao, nghỉ dưỡng cao cấp… như Khu kinh tế Năm Căn, Khu công nghiệp Nam Sông Đốc, Khu công nghiệp Hòa Trung. Đồng thời, sớm triển khai đầu tư tuyến đường tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Cà Mau, tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đầu tư nâng cấp, mở rộng Sân bay Cà Mau…

Không chỉ phấn đấu hoàn thành tiêu chí đô thị loại I, Cà Mau đang triển khai xây dựng đô thị thông minh; lồng ghép xây dựng đô thị thông minh với hoàn thiện khung chính quyền điện tử.

Một số chỉ tiêu chủ yếu quan trọng của thành phố Cà Mau nhiệm kỳ 2020 - 2025: Phấn đấu các tiêu chí đô thị loại I đạt từ 75 điểm trở lên; Tổng vốn đầu tư xã hội tăng bình quân hàng năm 10,5%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý 98%; Xây dựng 5 phường đạt chuẩn “Phường văn minh đô thị”, 5 xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao”; Tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo (không kể truyền nghề) chiếm 75%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,3%; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị chiếm 84%; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành chiếm 97%; Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố chiếm 95%; Tỷ lệ đô thị hóa 66%...

Tuấn Kiệt

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load