Thứ sáu 26/04/2024 08:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bức bối vì nắng nóng

14:26 | 30/06/2020

(Xây dựng) - Nhiều vùng của Việt Nam đang hứng chịu đợt nắng nóng nhất trong gần 30 năm qua. Những tác động tiêu cực của nắng nóng đang khiến con người trở nên bức bối. Đặc biệt, vấn đề sức khỏe con người là yếu tố nhạy cảm nhất trong các tác động của nắng nóng và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong đô thị.

buc boi vi nang nong
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Sự phát triển quá nhanh của các đô thị đang khiến nhiều vùng đất trở nên sầm uất hơn. Nhưng theo đó, những khoảng không gian cần thiết cho cư dân cũng đang dần biến mất. Tại các vùng đất này, người dân phải đối mặt với tình trạng chật chội, nóng bức và bụi bặm…

Các lĩnh vực hoạt động ưu tiên về giảm thiểu rủi ro về sức khỏe gây bởi ô nhiễm và những ảnh hưởng có hại từ môi trường đã xếp ô nhiễm không khí đô thị lên hàng đầu trong số 8 loại hình ô nhiễm (ô nhiễm không khí đô thị, ô nhiễm không khí trong nhà, ô nhiễm nước, ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu, chất thải rắn, các vấn đề định cư, tiếng ồn, phóng xạ ion hóa và phi ion hóa).

Những ngày qua, thông tin về nắng nóng kỷ lục và ô nhiễm không khí ở nhiều thành phố do các tác động của thời tiết, đốt đồng, gia tăng các hoạt động công nghiệp, vận tải sau dịch bệnh… đang thực sự khiến cư dân nhiều đô thị lo lắng.

Các phương tiện giao thông gia tăng, ồ ạt xây dựng, hạ tầng yếu kém… là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến môi trường không khí đô thị.

Ở Hà Nội, những kết quả quan trắc cho thấy, nồng độ bụi khí những ngày sau cách ly dịch bệnh tăng trở lại. Thời gian nắng nóng dài hơn hẳn, kéo theo là những ngày ô nhiễm nặng nề.

Ô nhiễm bụi, riêng ở Hà Nội, ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người còn gây ra các thiệt hại to lớn khác như giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, hư hỏng thiết bị, suy giảm tuổi thọ công trình và làm mất mỹ quan cơ sở hạ tầng. Các thiệt hại về kinh tế có thể lượng hóa bằng tiền với mức thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ mỗi năm.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, không khí tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM bị ô nhiễm nặng nề sau nhiều năm phát triển kinh tế và đô thị hóa với tốc độ cao. Nghiêm trọng nhất là bụi, ngoài ra các chất ô nhiễm khác dưới dạng khí như NO2, CO, O3 do hoạt động giao thông phát ra và SO2 do đốt than, dầu đều rất cao, ngày càng gia tăng, nhiều khu vực vượt tiêu chuẩn cho phép. Hệ quả của tình trạng ô nhiễm để lại là hàng loạt các bệnh về đường hô hấp gia tăng đối với người dân.

Các bản tin mà giới truyền thông phát đi vào những ngày nắng nóng đều cho thấy, số ca mắc các bệnh này ở trẻ nhỏ và người già tăng vọt.

Khi mà tình trạng ô nhiễm đã rõ như vậy thì những bài học đắt giá của nhiều nước đã và đang phát triển dường như ít tác động tới hoàn cảnh của Việt Nam và dường như nền kinh tế của Việt Nam vẫn vận động mà ít bị ảnh hưởng của Luật. Cho tới nay, tội danh trong việc hủy hoại môi trường sống và sức khỏe con người được đưa ra xét xử còn rất ít!(?).

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load