Thứ tư 05/02/2025 21:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Bổ sung hơn 2 triệu m3 đất đắp phục vụ dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi

14:44 | 05/09/2023

(Xây dựng) – Sau khi rà soát, cân đối và tính toán nhu cầu vật liệu đắp nền đường cần cho dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi, chủ đầu tư đã dự lường và kiến nghị bổ sung thêm 4 vị trí mỏ đất với tổng trữ lượng hơn 2 triệu m3 dọc tuyến, nhằm chủ động nguồn cung và tránh xảy ra hiện tượng thiếu hụt đất đắp, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Bổ sung hơn 2 triệu m3 đất đắp phục vụ dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi
Đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi là dự án lớn nhất từ trước đến nay mà tỉnh Quảng Ngãi đầu tư xây dựng.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi – Chủ đầu tư dự án cho biết, dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi dự kiến sử dụng gần 461.000m3 cát xây dựng, trong đó cát đắp hơn 142.000m3, còn lại là cát phục vụ hoạt động xây dựng. Đến thời điểm hiện tại, nguồn cung cát cho dự án đã cơ bản được đảm bảo khi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có 4 mỏ cát, với trữ lượng hơn 2 triệu m3 được cấp phép khai thác, đi vào vận hành và xuất bán thương mại.

Bổ sung hơn 2 triệu m3 đất đắp phục vụ dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi
Đại diện Sở Xây dựng Quảng Ngãi báo cáo Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi về tình hình phối hợp chuẩn bị nguồn vật liệu phục vụ dự án.

Trong khi đó, với đất đắp – loại vật liệu thường thiếu hụt, khan hiếm trong giai đoạn thi công do khâu dự báo từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa sát thực tế đã khiến nhiều dự án hạ tầng, giao thông gặp rất nhiều khó khăn và chậm tiến độ… đã được các bên phối hợp tổ chức rà soát, thống kê chi tiết và điều tra trữ lượng cụ thể từng vị trí mỏ, căn cứ nhu cầu thực tế của dự án.

Theo đó, tổng khối lượng đất đắp mà dự án cần là hơn 5 triệu m3. Cụ thể, tuyến chính dự án cần hơn 4,2 triệu m3 (trong đó khối lượng đất đào điều phối nội bộ để đắp gần 1,9 triệu m3 và khối lượng đất đắp còn lại cần khai thác tại các mỏ đất là hơn 2,3 triệu m3). Ngoài ra, khối lượng đất đắp cần để xây dựng 10 khu tái định cư phục vụ dự án là hơn 810.000m3. Như vậy, tổng khối lượng đất đắp còn lại của dự án cần khai thác lên đến hơn 3,15 triệu m3.

Bổ sung hơn 2 triệu m3 đất đắp phục vụ dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi
Nguồn cung cát cho dự án đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Theo chủ đầu tư, qua làm việc với 10 mỏ đất dọc tuyến, có cự ly vận chuyển phù hợp, gồm: Mỏ đất Núi Chồi, Kim Lộc và Lệ Thủy (xã Tịnh Châu); Mỏ đất Núi Ông Đoài, xã Tịnh Thiện; Mỏ đất Hố Khách, Đồng Thoại và Hòn Một (xã Tịnh Ấn Đông); Mỏ đất Đồng Nàng, xã Tịnh Phong; Mỏ đất núi Dở, xã Bình Tân Phú; Mỏ đất Dông Cây Dừa, xã Bình Nguyên. Các chủ mỏ này cam kết cung cấp cho dự án hơn 2,5 triệu m3, vẫn còn thiếu hơn 630.000m3 so với nhu cầu.

Bổ sung hơn 2 triệu m3 đất đắp phục vụ dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi
Các mỏ đất phục vụ dự án đa phần đều nằm ở đầu tuyến, thuộc địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

Để chủ động cung cấp đủ nguồn vật liệu đắp cho dự án, tránh xảy ra hiện tượng thiếu hụt, chủ đầu tư đã tiến hành điều tra, khảo sát dọc hai bên tuyến đường và dự kiến 4 vị trí mỏ đất với tổng trữ lượng dự kiến hơn 2 triệu m3. Đồng thời, các vị trí này đã được Sở Xây dựng Quảng Ngãi đưa vào Dự thảo Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, trình HĐND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt.

Cụ thể là các mỏ: Núi Cháy (thôn Phước Thọ II, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn - tại Km9+400 - Km10+00), dự kiến trữ lượng 686.000m3; Mỏ đất Núi Hóc Cáo (thôn Tham Hội 3, xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn - tại Km15+600 - Km16+300), dự kiến trữ lượng 608.000m3; Mỏ đất Núi Rừng Già (thôn Diên Lộc, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn - tại Km17+800 - Km18+400), dự kiến trữ lượng 584.000m3 và Mỏ đất Núi Vườn Trụ (thôn An Quan, xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn (gần Nghĩa địa Hóc Nhiều), dự kiến trữ lượng 210.000m3.

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi có tổng chiều dài 26,88km, tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng, với quy mô nền đường 46m, mặt đường 16m, dải phân cách giữa 18m, vỉa hè hai bên rộng 12m (mỗi bên 6m). Dự án có điểm đầu kết nối với đường Hoàng Sa (thành phố Quảng Ngãi), điểm cuối giao với đường Trì Bình - Dung Quất (Khu kinh tế Dung Quất).

Bổ sung hơn 2 triệu m3 đất đắp phục vụ dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi
Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi cần hơn 5 triệu m3 đất đắp.

Tuyến chính dự án đi qua 3 địa phương, gồm: Huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi, tổng diện tích quy hoạch xây dựng tuyến chính là 164,5ha/3.885 thửa đất. Tổng cộng có 318 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án phải di chuyển chỗ ở, đồng thời 2.483 ngôi mộ nằm trong phạm vi xây dựng công trình cần được cải táng. Tỉnh Quảng Ngãi dự kiến xây dựng 10 khu tái định cư, tương ứng với 652 lô đất trên phần diện tích khoảng 29,46ha, với 381 lô chính và 271 lô phụ (lô chính có diện tích 200m2/lô, lô phụ 150m2/lô), phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án.

Hiện tỉnh Quảng Ngãi đang gấp rút chuẩn bị những phần việc cần thiết để tổ chức khởi công dự án trong tháng 12/2023. Đồng thời nỗ lực hoàn thành công trình để chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XXI vào cuối năm 2025. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay mà tỉnh Quảng Ngãi đầu tư xây dựng.

Lê Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load