Thứ sáu 22/11/2024 16:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bình Phước: Ưu tiên phát triển vùng phía Nam

22:04 | 29/03/2023

(Xây dựng) - Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được HĐND tỉnh thông qua. Mục tiêu của quy hoạch này sẽ đưa tỉnh Bình Phước từ vị trí “dự trữ” thành một “động lực” tăng trưởng và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và sự lan tỏa của địa phương kết nối với Tây Nguyên, trong đó sẽ tập trung phát triển vùng phía Nam.

Bình Phước: Ưu tiên phát triển vùng phía Nam
Quan điểm quy hoạch của Bình Phước là phát huy lợi thế của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm hài hòa và cân đối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, trong đó ưu tiên tập trung phát triển cho vùng phía Nam: Thành phố Đồng Xoài - huyện Đồng Phú - thị xã Chơn Thành (ảnh: Internet).

Theo đó, Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.873,56km2, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia.

Theo Nghị quyết, quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bên cạnh phải phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước cùng những chính sách khác thì sẽ phát huy các lợi thế chiến lược (đất đai và vị trí địa lý) trong xu hướng dịch chuyển và lan tỏa của vùng, giải quyết những nút thắt chiến lược để đưa tỉnh Bình Phước từ vị trí “dự trữ” thành một “động lực” tăng trưởng và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và sự lan tỏa của địa phương kết nối với Tây Nguyên. Phát huy lợi thế của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; bảo đảm hài hòa và cân đối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, trong đó ưu tiên tập trung phát triển cho vùng phía Nam: Thành phố Đồng Xoài - huyện Đồng Phú - thị xã Chơn Thành.

Bình Phước xác định phát triển kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo đà để nâng cao năng suất, chất lượng tăng trưởng. Tổ chức, bố trí không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý để khai thác hiệu quả lợi thế vị trí của Bình Phước trong vùng kinh tế Đông Nam bộ và chuyển tiếp Tây Nguyên. Gắn chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội, góp phần vào việc hoàn thành 17 chỉ tiêu đề ra trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 đã được xác định cho cả nước.

Theo quy hoạch này, Bình Phước đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng “cứng” và “mềm”. Tập trung phát triển các ngành nghề tiềm năng tạo nhiều việc làm có thu nhập và nguồn thu ngân sách; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới với đô thị; tăng cường kết nối vùng thông qua phát triển hệ thống hạ tầng trọng yếu; hoàn thành chính quyền điện tử, từng bước chuyển dần sang chính quyền số…

Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành “điểm đến hấp dẫn” của vùng Đông Nam bộ. Đến năm 2050, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển giàu mạnh và văn minh.

Bên cạnh những định hướng, Bình Phước đã đưa ra mục tiêu cụ thể như, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 9%, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8,5%, giai đoạn 2026-2030 đạt 9,5% và giai đoạn 2031-2050 đạt 8-9%.

Về cơ cấu các ngành kinh tế, Bình Phước xác định đến năm 2025, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 48%; thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 34%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 18%; kinh tế số chiếm tỷ trọng 20%. Đến năm 2030, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 54%; thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 35%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11%; kinh tế số chiếm tỷ trọng 30%.

GRDP bình quân/người đến năm 2025 đạt 106 triệu đồng (4.600 USD); năm 2030 đạt 180 triệu đồng (7.500 USD); đến năm 2050 đạt khoảng 27.000-32.000 USD; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 7%/năm.

Thu ngân sách Nhà nước vào năm 2025 đạt 19.500 tỷ đồng, năm 2030 đạt 30.000 tỷ đồng; huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021-2030 là 600 nghìn tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2021-2025 là 210 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 390 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 5 tỷ USD; đến năm 2030 đạt 8-9 tỷ USD.

Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 42%, đến năm 2030 đạt 50%; đến năm 2050 đạt 75-80%; số doanh nghiệp thành lập mới thời kỳ 2021-2030 là 15.000 doanh nghiệp. Phấn đấu xếp hạng PCI, PAPI, ICT Index đến năm 2025 đứng thứ 35; đến năm 2030 đứng thứ 25 so với cả nước. Khách du lịch đến năm 2025 đạt 2 triệu lượt khách; năm 2030 đạt 3,5 triệu lượt khách.

Để đạt được mục tiêu đề ra, tại quy hoạch, tỉnh Bình Phước đã đề ra các nhóm giải pháp chính như nguồn vốn, chính sách liên kết phát triển, nguồn nhân lực, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn và đặc biệt giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Mai Thanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nâng cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính – ngân sách Nhà nước

    (Xây dựng) – Ngày 18/11, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 03/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 132/2024/QH15 của Quốc hội.

  • Bình Dương sẽ tiếp tục là “điểm sáng” thu hút FDI

    (Xây dựng) – Nắm giữ vị trí địa lý có tính kết nối của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cơ sở hạ tầng liên tục được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều được quy hoạch, định hướng xây dựng hiện đại, chất lượng cao… sẽ là tiền đề để Bình Dương tiếp tục đón nhận dòng chảy FDI đổ về trong năm 2025.

  • Cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn

    (Xây dựng) – Sáng 22/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó, việc sửa đổi Luật là cần thiết để thực hiện chủ trương, đường lối về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nói riêng...

  • Sắp diễn ra Triển lãm Việt Nam Hardware & Hand Tools Expo 2024 kết nối cộng đồng doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Từ ngày 05 - 07/12 tới, Triển lãm Quốc tế sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Việt Nam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ chính thức diễn ra tại Trung tâm Triển lãm SECC, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Ninh Bình chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Ninh Bình có có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) như lắp ráp ô tô, thiết bị điện, điện tử, dệt may... phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế hội nhập sâu rộng.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng để thu hút ngành công nghiệp bán dẫn

    (Xây dựng) - Địa phương đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, như Electronic Tripod và BOE; với các dự án lớn hứa hẹn tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế. Đồng thời, tỉnh cũng tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động và triển khai chính sách ưu đãi để hỗ trợ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load