Chủ nhật 15/12/2024 19:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập trung nguồn lực, phấn đấu về đích nông thôn mới

18:48 | 09/12/2024

(Xây dựng) - Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2024, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tập trung các nguồn lực xây dựng NTM tại các thôn, bản trên địa bàn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập trung nguồn lực, phấn đấu về đích nông thôn mới
Trong năm 2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hơn 174 tỷ đồng…

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại

Huyện Bình Gia xác định, xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng hướng vào nông dân, nông nghiệp, nông thôn, trong đó người dân là chủ thể.

Chủ tịch UBND huyện Bình Gia Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế, huyện đã chỉ đạo rà soát các phần việc, phân công trách nhiệm tới từng xã, thôn, bản thông qua ban hành nhiều quyết định cụ thể kèm theo các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển nông, lâm nghiệp huyện Bình Gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030..., đưa Nghị quyết, chính sách vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng NTM, phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn.

Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền, trong năm 2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hơn 174 tỷ đồng (vốn đầu tư trực tiếp ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn lồng ghép, nhân dân đóng góp). Đến nay, các công trình được đầu tư xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, phát triển sản xuất của người dân.

Ông Nguyễn Tuấn Uy, Chủ tịch UBND xã Hoa Thám cho biết, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo nguồn lực đáng kể để xã phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Nhờ đó, năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo còn 12,69%, thu nhập bình quân đầu người 45,32 triệu/người/năm. Phấn đấu đến cuối năm 2024, Hoa Thám sẽ thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn, về đích NTM.

Bà Mai Thị Thu, người dân tại thôn Bản Thẳm, xã Hoa Thám chia sẻ, trước đây đường giao thông đi lại giữa các thôn, bản trong xã vô cùng khó khăn, nhưng nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương nên đến nay, các tuyến đường liên thôn, bản đều được đổ bê tông, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện hơn, việc giao lưu phát triển kinh tế cũng như đời sống của người dân được cải thiện lên rất nhiều…

Tương tự tại xã Hồng Phong, từ nguồn lực đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia đã giúp xã Hồng Phong củng cố hạ tầng, người dân có điều kiện phát triển sản xuất các mô hình kinh tế như: trồng rừng, ươm cây giống, nuôi cá lồng… Qua đó, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Đầu năm 2024, Hồng Phong đã được công nhận là xã NTM.

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập trung nguồn lực, phấn đấu về đích nông thôn mới
Các tuyến đường liên xã, thôn, bản đều được đổ bê tông, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện hơn…

Mục tiêu mỗi xã một sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là nhiệm vụ trọng tâm là giải pháp căn bản để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, gắn với xây dựng NTM, được cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành từ huyện đến cơ sở quan tâm triển khai. Tập trung vào đa dạng hóa, sản xuất các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo UBND huyện Bình Gia, năm 2024, từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ xây dựng các sản phẩm OCOP là 600 triệu đồng thực hiện hỗ trợ 05 sản phẩm hiện nay đang phối hợp với đơn vị tư vấn, chủ thể hoàn thiện hồ sơ (chứng nhận ATTP, thiết kế bao bì, nhãn mác...) tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP trong tháng 11/2024, hoàn thành các nội dung trong tháng 12/2024.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Bình Gia có 13 sản phẩm đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP đạt 03 sao theo quy định, trong đó có 01 hợp tác xã; 07 hộ sản xuất kinh doanh và 03 tổ hợp tác. Tuy nhiên tính đến hết tháng 04/2024 chỉ còn 08 sản phẩm còn thời hạn, 05 sản phẩm đã hết hạn chứng nhận chưa được đánh giá phân hạng lại (do chủ thể, HTX, tổ hợp tác không đề nghị và đăng ký chứng nhận lại).

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao; phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ…

Nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, NTM nâng cao, khu dân kiểu mẫu

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Gia, kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM dự kiến đến ngày 31/12/2024 bao gồm: Tiêu chí quy hoạch có 16/18 xã, đạt tỷ lệ 88,89%; tiêu chí giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm có 10/18 xã, đạt tỷ lệ 55,56%; Tiêu chí thu nhập, nghèo đa chiều, lao động có 10/18 xã, đạt tỷ lệ 55,55%; tiêu chí thủy lợi và phòng chống thiên tai, giáo dục và đào tạo, y tế có 18/18 xã, đạt tỷ lệ 100%; tiêu chí điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn có 17/18 xã, đạt tỷ lệ 94,44%.

Còn lại, tiêu chí thông tin và truyền thông có 13/18 xã, đạt tỷ lệ 72,22%; tiêu chí nhà ở dân cư có 14/18 xã, đạt tỷ lệ 77,77%; tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn có 11/18 xã, đạt tỷ lệ 61,11%; tiêu chí hệ thống chính trị có 12/18 xã, đạt tỷ lệ 66,67%; tiêu chí quốc phòng và an ninh có 16/18 xã, đạt tỷ lệ 88,89%.

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập trung nguồn lực, phấn đấu về đích nông thôn mới
Khu dân cư thôn Cốc Mặn, xã Mông Ân nhìn từ trên cao.

Trên địa bàn huyện hiện có 04 khu dân cư kiểu mẫu được công nhận đạt chuẩn (Khu dân cư thôn Bản Đao, xã Tân Văn; Khu dân cư thôn Kéo Coong, xã Tân Văn; khu dân cư thôn Cốc Mặn, xã Mông Ân; Khu dân cư thôn Phai Danh, xã Hoàng Văn Thụ)…

Về kết quả thực hiện các mục tiêu xây dựng xã NTM, xã NTM nâng cao, tổng số xã thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện là 18 xã, trong đó có 09 xã đặc biệt khó khăn khu vực III và 09 xã vùng I. Số xã có Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là 09 xã (Hoàng Văn Thụ, Tân Văn, Mông Ân, Bình La, Vĩnh Yên, Hồng Thái, Thiện Long, Thiện Hòa, Hồng Phong). Dự kiến đến ngày 31/12/2024 bình quân tiêu chí/xã đạt 13,89 tiêu chí/xã.

Về kết quả thực hiện các mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao, dự kiến đến hết năm 2024 số tiêu chí bình quân/xã đạt 6,11 tiêu chí…

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

Lãnh đạo huyện Bình Gia cho biết, trong thời gian tới, để triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM, các xã, thôn, bản trên địa bàn huyện Bình Gia tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền thi đua xây dựng NTM đến từng hộ dân, từng người dân. Tăng cường công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ làm công tác NTM; mở các lớp đào tạo tập huấn cho cán bộ xã, thôn và cộng đồng dân cư.

Cùng với đó, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, xây dựng mô hình mô hình phát triển sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất; thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình dự án đang triển khai trên địa bàn để thực hiện chương trình.

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương theo Chương trình OCOP gắn với xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác sản phẩm, truy suất nguồn gốc; đẩy mạnh mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Trung ương và tỉnh đối với sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành, tập trung thống nhất của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể từ huyện đến xã và các thôn; tăng cường bám sát cơ sở để giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất.

Đan Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tu Mơ Rông (Kon Tum): Phấn đấu thực hiện tiêu chí nông thôn

    (Xây dựng) - Năm 2024, huyện Tu Mơ Rông đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ hệ thống chính trị, các kế hoạch và hoạt động đã được triển khai đồng bộ, mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ.

  • Vĩnh Phúc: Công bố xã Liên Châu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

    Xây dựng) – Sáng 14/12, Huyện ủy - UBND - Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định xã Liên Châu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.

  • Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với tỉnh Nam Định về kết quả thí điểm xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Vừa qua, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT), các Bộ, ngành Trung ương làm việc với tỉnh Nam Định về kết quả triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu của địa phương.

  • Lâm Đồng: Hướng đến nông thôn mới văn minh, hiện đại

    (Xây dựng) - Với phương châm đích đến trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng là liên tục cải thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân, do đó, xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc đã được các cấp ủy, cấp chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

  • Kon Tum: Hừng sáng vùng đất Đăk Tô

    (Xây dựng) - Trong năm 2024, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, huyện Đăk Tô đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, huy động các nguồn lực để xây dựng và nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi, trường học và văn hóa. Đến nay, toàn huyện có 8/8 xã đạt tiêu chí giao thông, thủy lợi và điện, tạo tiền đề phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân.

  • Bình Dương xây dựng Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3496/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025 áp dụng cho các xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; làm cơ sở để UBND các xã tiếp tục giữ vững, duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load