Thứ hai 29/04/2024 05:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bình Định: Vì sao tạm dừng thi công kè sông Gò Chàm?

10:43 | 27/12/2023

(Xây dựng) – Do việc xây dựng công trình lấn chiếm không gian thoát lũ là vi phạm quy định pháp luật hiện hành, ảnh hưởng đến thoát lũ trên sông Gò Chàm, vì vậy công trình xây dựng bờ kè sông Gò Chàm do UBND huyện Tuy Phước làm chủ đầu tư phải tạm dừng thi công để điều chỉnh hồ sơ thiết kế.

Bình Định: Vì sao tạm dừng thi công kè sông Gò Chàm?
Thi công kè sông Gò Chàm đổ đất lấn lòng sông.

Sông Gò Chàm là một trong ba nhánh sông chính của sông Kôn (nhánh Bình Thạnh, nhánh Gò Chàm và nhánh Tân An). Những năm gần đây, nhiều đoạn tuyến sông này bị lấn chiếm bởi nhà ở của dân, bởi cầu giao thông cắt ngang qua sông, bởi kè bảo vệ sông. Đặc biệt đoạn sông từ cầu Phú Đa về hạ lưu bị vi phạm nghiêm trọng, làm hẹp không gian thoát lũ; phía bờ trái sông thuộc xã Nhơn An của thị xã An Nhơn, phía bờ hữu sông thuộc xã Phước Hưng của huyện Tuy Phước.

Để bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân trong mùa mưa lũ của các hộ dân đang sinh sống bên bờ hữu sông Gò Chàm, UBND huyện Tuy Phước đầu tư xây dựng tuyến kè sông Gò Chàm tại thôn An Cửu, xã Phước Hưng. Thế nhưng, trong quá trình thi công bờ kè, đơn vị thi công đổ đất lấn lòng sông Gò Chàm tại vị trí nhiều nhất là 2,0m so với hiện trạng bờ sông ban đầu.

Bình Định: Vì sao tạm dừng thi công kè sông Gò Chàm?
UBND huyện Tuy Phước đầu tư xây dựng tuyến kè sông Gò Chàm tại thôn An Cửu, xã Phước Hưng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định về việc xem xét, giải quyết kiến nghị việc thi công kè sông Gò Chàm thuộc địa phận xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước của UBND thị xã An Nhơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Tuy Phước, UBND thị xã An Nhơn, UBND xã Phước Hưng, UBND xã Nhơn An kiểm tra việc thi công kè sông Gò Chàm thuộc xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước.

Kết quả kiểm tra cho thấy, kè sông Gò Chàm trên địa bàn xã Phước Hưng do UBND huyện Tuy Phước làm chủ đầu tư (theo phân cấp thì UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt), đang tổ chức thi công với nhiệm vụ bảo vệ dân cư ven sông xã Phước Hưng, với quy mô về chiều dài 183m, cao trình đỉnh kè +10.0 ÷ +9.70, cao trình đỉnh chân kè +7.60 ÷ +7.30.

Về tuyến, đã lấn ra phía sông tại vị trí nhiều nhất là 2,0m so với hiện trạng bờ sông ban đầu. Các đơn vị đề nghị UBND huyện Tuy Phước dừng thi công và dọn khối lượng đất đã đổ lấn ra sông làm đường thi công công trình và điều chỉnh tuyến kè vào phía trong. Tuy nhiên, UBND huyện Tuy Phước không thực hiện.

Bình Định: Vì sao tạm dừng thi công kè sông Gò Chàm?
Sông Gò Chàm là một trong ba nhánh sông chính của sông Kôn (nhánh Bình Thạnh, nhánh Gò Chàm và nhánh Tân An).

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định Hồ Đắc Chương cho biết: Việc xây dựng công trình lấn chiếm không gian thoát lũ là vi phạm quy định pháp luật hiện hành, ảnh hưởng đến thoát lũ trên sông Gò Chàm và các sông khác trong lưu vực sông Kôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn có liên quan đến tiêu úng, thoát lũ cần tuân thủ theo Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp sông Kôn - Hà Thanh được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 2620, ngày 16/8/2022. Đối với các dự án do UBND cấp huyện, UBND cấp xã làm chủ đầu tư cần lấy ý kiến thống nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tuyến công trình và không gian thoát lũ trước khi tổ chức thẩm định, phê duyệt.

Cùng đó, UBND cấp huyện, UBND cấp xã cần quản lý chặt chẽ bờ sông, quản lý hành lang thoát lũ; kiên quyết cưỡng chế xây dựng công trình trái phép, không phép làm giảm khả năng thoát lũ. Về lâu dài cần đề xuất chủ trương lập các dự án tái định cư vùng thiên tai đối với các cụm dân cư nằm trong hành lang thoát lũ, trình UBND tỉnh xem xét.

Bình Định: Vì sao tạm dừng thi công kè sông Gò Chàm?
Đổ đất đá xuống lòng sông Gò Chàm, lấn chiếm không gian thoát lũ là vi phạm quy định pháp luật hiện hành.

Ông Hồ Đắc Chương chia sẻ: Riêng đối với UBND huyện Tuy Phước, đề nghị chỉ đạo đơn vị thi công dừng thi công và gửi hồ sơ thiết kế sau khi điều chỉnh đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có ý kiến thống nhất trước khi chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự án điều chỉnh. Trong thời gian mưa lũ, có phương án bảo vệ nhà dân trong vùng dự án do nước lũ dâng cao gây xói lở. Bên cạnh đó, UBND thị xã An Nhơn chỉ đạo UBND xã Nhơn An tổ chức phát dọn các bụi tre bị ngã, đổ vào lòng sông tạo thông thoáng dòng chảy lũ.

Bình Định: Vì sao tạm dừng thi công kè sông Gò Chàm?
Bờ sông Gò Chàm bên phía xã Nhơn An của thị xã An Nhơn bị sạt lở.

Từ Báo cáo kết quả kiểm tra và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thi công kè sông Gò Chàm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Tuy Phước, UBND thị xã An Nhơn với nội dung thống nhất đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giao UBND huyện Tuy Phước, UBND thị xã An Nhơn tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp sông Kôn - Hà Thanh của các địa phương đảm bảo tuân thủ theo quy định; kịp thời tham mưu, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hạ Long: Rút ngắn khoảng cách vùng cao với thành thị

    (Xây dựng) - Khu vực vùng núi của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) gọi là vùng rừng Hoành Bồ hiện có 12 xã, số đông là người thiểu số. Các xã đang sôi nổi hưởng ứng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 78-NQ/TU của Thành ủy ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025. Đồng bào rẻo cao phấn khởi gọi là Nghị quyết rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các xã vùng cao với thành thị.

  • Lộc Hà (Hà Tĩnh): Hỗ trợ xây mới 1.054 ngôi nhà cho người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

    (Xây dựng) - Chương trình hỗ trợ sửa chữa xây dựng nhà ở cho người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong những năm qua đã đem lại ý nghĩa thiết thực, giúp người dân thuộc diện khó khăn trên địa bàn huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) sớm ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

  • Chính quyền thành phố Okayama thăm Cảng quốc tế Long An

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Long An, Đoàn công tác chính quyền thành phố Okayama (Nhật Bản) đã đến thăm Cảng quốc tế Long An do Dongtam Group đầu tư. Sự kiện mang ý nghĩa quan trọng thúc đẩy hợp tác và giao lưu giữa hai địa phương.

  • Tiềm ẩn nhiều rủi ro trong các khu tập thể cũ tại Hà Nội

    (Xây dựng) - Bên cạnh những khu đô thị mới hiện đại, cao tầng với đầy đủ tiện ích, Hà Nội vẫn còn không ít những khu tập thể cũ xuống cấp một cách trầm trọng, tiềm ẩn những rủi ro về phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự.

  • Nam Định tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu hộ cứu nạn đối với “Tổ liên gia an toàn PCCC”

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Nam Định được Bộ Công an chọn triển khai làm điểm xây dựng “Tỉnh an toàn phòng cháy chữa cháy” để nhân rộng trong toàn quốc. Vì vậy, mới đây, tại Quảng trường 3-2, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu hộ cứu nạn đối với “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC)” năm 2024.

  • Thái Bình: Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trên địa bàn trước và sau dịp lễ 30/4

    (Xây dựng) - Để bảo đảm tốt an ninh trật tự, công tác phòng chống cháy, nổ trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau dịp lễ 30/4, 1/5, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch hè 2024, UBND tỉnh Thái Bình đã ra văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố thực hiện nghiêm một số nội dung.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load