Thứ sáu 08/11/2024 14:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bình Định: Chuyện kể về Lăng Ông Nam Hải - Vạn đầm Xương Lý

09:02 | 13/02/2024

(Xây dựng) - Lăng Ông Nam Hải là nơi bảo tồn và lưu giữ di cốt cũng như thờ cúng cá Ông với niềm kính trọng, yêu thương trong tiềm thức của ngư dân vạn đầm ven biển xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn.

Bình Định: Chuyện kể về Lăng Ông Nam Hải - Vạn đầm Xương Lý
Lăng Ông Nam Hải - Vạn đầm Xương Lý hình thành được 183 năm tại vạn chài cổ Xương Lý.

Lăng Ông Nam Hải - Vạn đầm Xương Lý tại núi Đơn, thôn Lý Hòa, xã Nhơn Lý (1839 - 2021) đã hình thành được 183 năm, là chỗ dựa tinh thần của cộng đồng dân cư làng Xương Lý. Con đường dẫn đến Lăng Ông Nam Hải ngày nay là những bậc tam cấp xây bằng đá, tô đậm hai bên là những hàng cây xanh tự nhiên của rừng núi Đơn. Lăng Ông tọa lạc vững chắc trên hệ thống tường thành, với cổng lăng và điện thờ mang đậm nét cổ kính và sự tôn nghiêm.

Lăng Ông Nam Hải là nơi bảo tồn và lưu giữ di cốt cũng như thờ cúng cá Ông với niềm kính trọng, yêu thương trong tiềm thức của ngư dân vạn đầm ven biển xã Nhơn Lý. Hàng năm tại Lăng Ông Nam Hải - Vạn đầm Xương Lý diễn ra các lễ hội cầu ngư được quy tụ nhiều ngư dân và khách thập phương về tham gia, trở thành lễ hội văn hóa, thể thao của ngư dân miền biển Nhơn Lý.

Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý không chỉ đem lại giá trị văn hóa, mà còn gắn với những địa danh điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Định, trong đó đặc biệt là Kỳ Co. Những câu chuyện dân gian ghi lại từ xưa đến nay là chiếc cầu nối giữa nhiều nét văn hóa vùng biển từ các thế hệ ngư dân vạn chài cổ Xương Lý trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Bình Định: Chuyện kể về Lăng Ông Nam Hải - Vạn đầm Xương Lý
Lăng Ông Nam Hải là nơi bảo tồn và lưu giữ di cốt cá Ông.

Trò chuyện với chúng tôi, lão ngư Dương Văn Thơm - Chánh đầm Vạn đầm Xương Lý chia sẻ: Trong dân gian, cá Ông thường gọi bằng các tên khác nhau một cách cung kính như: ông Nam Hải, ông Chuông, ông Khơi, ông Lớn, ông Cậu, ông Lược, ông Kiềm, ông Sanh. Ngư dân đi biển trong làng qua nhiều thế hệ kể rằng, khi tàu thuyền gặp mưa bão ở ngoài khơi, hoặc ngư dân rơi xuống biển thường hay có cá Ông cứu nạn. Cá Ông áp tựa lưng vào mạn thuyền làm cho thuyền khỏi bị sóng gió lật đổ, là điểm tựa cho người khi rơi xuống biển và đưa vào bờ cho đến khi sóng êm, gió nhẹ thì cá Ông lại quay trở lại đại dương. Vì vậy, ngư dân xem đây là sự cứu nạn, che chở, bao bọc của cá Ông khi ngư dân không may gặp phải thiên tai, gió bão trên biển. Từ ơn cứu nạn lớn lao của cá Ông đối với mình, ngư dân tôn thờ và phong là vị Thần Ngư Nam Hải.

Nói về Vạn đầm Xương Lý, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Văn Ngọc cho hay: Xương Lý trước năm 1815 chỉ là một làng biển bên bãi Nồm (còn gọi là vũng Nồm) thuộc xã Nha Phiên, huyện Phù Ly. Năm Minh Mạng thứ 20 (1839) làng Xương Lý chính thức được thành lập (hay còn gọi là Vũng Nồm). Theo dòng chảy của thời gian, qua các thời đại, ngày nay làng chài Vũng Nồm - Xương Lý được chia thành hai thôn Lý Chánh và Lý Hòa thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) và có cùng chung một Lăng Ông Nam Hải - Vạn đầm Xương Lý.

Bình Định: Chuyện kể về Lăng Ông Nam Hải - Vạn đầm Xương Lý
Ngày nay làng chài Vũng Nồm - Xương Lý được chia thành hai thôn Lý Chánh và Lý Hòa, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân Nguyễn Văn Ngọc chia sẻ: Tương truyền kể lại, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại phải chạy ra đảo Côn Lôn, sóng to gió lớn sắp lật thuyền. Giữa lúc cái chết đang cận kề, Nguyễn Ánh van vái trời đất, liền xuất hiện một con cá Voi cặp vào mạn thuyền đưa vào bờ, nhờ vậy mà ông thoát chết. Về sau khi lên ngôi, vua Gia Long nhớ ơn cứu mạng đã phong cá Voi là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần, các vua đời sau đều ban mỹ tự cho thần và lệnh cho dân miền duyên hải lập đền lăng thờ phụng.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định Huỳnh Văn Lợi chia sẻ thêm: Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là loại hình di sản văn hóa phi vật thể được hình thành và lưu truyền từ lâu đời. Trải qua thời gian bảo tồn, duy trì và phát triển, đến nay, lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý lan tỏa và ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương, gắn với nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của người dân miền biển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang cho biết: UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý cho UBND thành phố Quy Nhơn tổ chức lập hồ sơ khoa học lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đề nghị ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp, hỗ trợ về mặt chuyên môn giúp UBND thành phố Quy Nhơn lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo đúng quy định hiện hành.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load