Thứ hai 29/04/2024 09:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bình Định: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm

23:10 | 17/01/2024

(Xây dựng) - Nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm đã hình thành hàng trăm năm tại các buôn, làng vùng miền núi, vùng cao của tỉnh Bình Định. Đến nay, người Bana Kriêm vẫn lưu truyền để bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch địa phương.

Bình Định: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm
Trang phục thổ cẩm của người đồng bào dân tộc thiểu số tại các buôn, làng vùng miền núi, vùng cao của tỉnh Bình Định.

Ông Yang Danh - Chi hội trưởng Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Bình Định – Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian kể rằng: Từ khi có Đảng, Bác Hồ, nghề dệt thổ cẩm cũng như tấm vải, trang phục truyền thống của người Bana Kriêm mới được phát triển, phục vụ thiết thực cộng đồng. Thấy được tầm quan trọng của bộ thổ cẩm, năm 1955, gặp các cán bộ dân tộc thiểu số miền Nam ra miền Bắc, Bác Hồ đề nghị Chính phủ may bộ áo đúng trang phục truyền thống của từng dân tộc để tặng cho các cán bộ. Ông Đinh Tôn là người Bana Kriêm được vinh dự nhận món quà này. Hiện nay, tấm áo truyền thống của người Bana Kriêm do Bác Hồ tặng vẫn còn giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Yang Danh chia sẻ: Ngoài trang phục truyền thống chung còn có bản sắc riêng, chất liệu riêng, kiểu dáng và hoa văn riêng của từng dân tộc, từng vùng miền. Khi nhìn vào trang phục, có thể nhận biết được là dân tộc nào, ở đâu? Đây là niềm vinh dự, tự hào của mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.

Bình Định: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Yang Danh nói về thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Bana Kriêm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

Các nghệ nhân người Bana Kriêm đều biết chế tác dụng cụ, công đoạn trong khung dệt thổ cẩm để dệt, thêu tạo ra sản phẩm vải vóc, trang phục truyền thống như chăn, váy, áo, khăn quấn đầu. Không chỉ người cao niên thích mặc đồ trang phục truyền thống, mà có khoảng 80% các em học sinh ở các trường bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, tỉnh có bộ trang phục truyền thống, thường hay mặc vào dịp chào cờ thứ Hai hàng tuần, các ngày lễ, hội do nhà trường tổ chức.

Tuy nhiên, nghề dệt thổ cẩm cũng như trang phục truyền thống của cộng đồng người Bana Kriêm đang dần mai một. Bởi, ngày nay cùng với chủ trương mở cửa hội nhập quốc tế, nhiều loại sản phẩm vải vóc, quần áo đẹp và bền được vận chuyển từ miền xuôi lên vùng cao miền núi để giao thương với đồng bào, vì thế phần lớn nam, nữ thanh niên xa dần với bộ trang phục truyền thống dân tộc.

Nghệ nhân Đinh Thị Hiền bày tỏ: Ngày trước, mỗi dịp tổ chức lễ hội làng, dù lớn hay nhỏ tất cả mọi người già trẻ gái trai đều mặc trang phục truyền thống, trông cả làng như một rừng hoa đủ sắc màu sặc sỡ. Thế nhưng, hình ảnh rừng hoa đủ màu sặc sỡ đó không còn thấy nữa ở các làng. Song gần đây, một số làng xây dựng được ngôi nhà đa năng, vừa là nơi để dệt thổ cẩm, vừa là nơi để trao đổi, trình bày và mua bán những sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm. Có nơi thành lập được câu lạc bộ dệt thổ cẩm, tuy vậy cũng rất ít hiệu quả, vì người tham gia dệt thổ cẩm không nhiều, chưa kể mặt hàng làm ra rất ít khách hàng chào hỏi.

Bình Định: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm
Người Bana Kriêm bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch.

Để phục dựng, bảo tồn các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 60 học viên là công chức văn hóa xã, trưởng thôn, làng, người có uy tín đồng bào dân tộc Bana (nhóm Bana Kriêm) ở địa phương.

Bà Huỳnh Thị Anh Thảo - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định cho biết: Tại lớp tập huấn, các học viên được truyền đạt về công tác bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; công tác quản lý Nhà nước về văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số; thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Bana Kriêm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh; giới thiệu quy trình dệt thổ cẩm và tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Bana Kriêm gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống cho bà con; truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Bana Kriêm tại Nhà văn hóa thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh.

Bà Huỳnh Thị Anh Thảo chia sẻ: Việc giới thiệu quy trình dệt thổ cẩm và tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Bana Kriêm gắn với phát triển du lịch là một trong những hoạt động thực hiện Quyết định số 3899, ngày 23/11/2022 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch triển khai Dự án 6 “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

    (Xây dựng) - Theo đại diện Tập đoàn TTP, chủ đầu tư dự án SafaBay cho biết, đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Cẩm Phả, là dịp quảng bá vẻ đẹp của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và điểm đến Quảng Ninh sôi động, hấp dẫn trong dịp cao điểm nghỉ dưỡng màu hè năm nay.

    22:16 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Tràng An sẽ tiếp tục đóng vai trò hình mẫu phát triển ổn định, có trách nhiệm cho thế hệ mai sau

    (Xây dựng) – Đó là nhấn mạnh của Trưởng Đại diện văn phòng UNESCO tại Hà Nội Jonathan Baker trong Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên nhiên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

    19:05 | 27/04/2024
  • Bắc Ninh: “Giai điệu tự hào” vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Tối 26/4, tại hồ Vua Bà, khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã diễn ra chương trình hát dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền với chủ đề "Giai điệu tự hào".

    15:12 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản kép đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á

    (Xây dựng) – Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.

    12:21 | 27/04/2024
  • Khai mạc Triển lãm Hải Phòng – Pháp Heritage

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".

    11:10 | 27/04/2024
  • Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

    10:51 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

    20:14 | 26/04/2024
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

    20:15 | 25/04/2024
  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

    18:18 | 25/04/2024
  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

    16:01 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load