Thứ ba 05/11/2024 19:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bình Định: Tiếp tục khai quật phế tích cổ tháp Đại Hữu

22:29 | 11/01/2024

(Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý với Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục khai quật phế tích tháp Đại Hữu tại thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát trong năm 2024.

Bình Định: Tiếp tục khai quật phế tích cổ tháp Đại Hữu
Toàn cảnh hố khai quật phế tích Tháp Đại Hữu.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện khai quật phế tích tháp Đại Hữu theo đúng trình tự, thủ tục quy định và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.

Trước đó, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cấp phép cho Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật khảo cổ phế tích tháp Đại Hữu, với diện tích khai quật 200m2 từ ngày 25/4 – 15/6/2023.

Quá trình khai quật phát hiện được số lượng 102 hiện vật đá với nhiều loại hình và kích thước khác nhau. Về chất liệu đá có ba loại là đá cát kết, đá hoa cương và đá ong. Trong đó, những hiện vật có trang trí được tạc trên đá cát kết bao gồm: bệ thờ, bia ký, phù điêu trang trí hình người, phù điêu trang trí hình động vật, phù điêu trang trí hình cánh sen.

Bình Định: Tiếp tục khai quật phế tích cổ tháp Đại Hữu
Phát hiện phù điêu trang trí hình cánh sen tại phế tích tháp Đại Hữu.

Tại buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ phế tích tháp Đại Hữu năm 2023, TS Phạm Văn Triệu - Phó trưởng Phòng Khảo cổ học lịch sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam) thông tin: Phế tích tháp Chăm Đại Hữu xuất hiện hố thiêng, đây được xem là kiến trúc trung tâm của ngôi tháp, nằm sâu dưới nền gạch kiến trúc tháp và là nơi diễn ra những nghi thức đầu tiên trước khi tiến hành xây dựng ngôi tháp, đây được xem là nơi linh thiêng nhất. Qua kiến trúc xuất lộ trong hố khai quật cho thấy tường phía Bắc và phía Nam đều có độ dày là 3m, khoảng cách hai tường là 3,8m. Trong kiến trúc Champa, các tháp thường có bình đồ hình vuông, từ đó có thể suy ra rằng mỗi cạnh của tường tháp tại phế tích tháp Đại Hữu là 9,8m.

Nói về giá trị văn hóa của phế tích tháp Đại Hữu, ông Bùi Tĩnh - Giám đốc Bảo tàng Bình Định chia sẻ: Với diện tích khai quật là 200 m2 là rất nhỏ so với quy mô tổng thể của khu phế tích tháp Đại Hữu. Nhiều bộ phận kiến trúc của ngôi tháp vẫn chưa được làm rõ như phần còn lại tường phía Nam và Bắc của ngôi tháp, toàn bộ tường phía Tây, hệ thống cửa ra vào của ngôi tháp ở phía Đông và toàn bộ phần chân đế tháp vẫn còn nằm dưới lòng hố khai quật vẫn chưa được xuất lộ. Bên cạnh đó, với quy mô lớn liệu phế tích tháp Đại Hữu là kiến trúc một tháp, hay là quần thể với nhiều công trình tôn giáo và phục vụ tôn giáo. Bởi vậy, cần phải tiếp tục khai quật, nghiên cứu tổng thể hơn về phế tích này.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Khách du lịch trong tháng 10 tăng hơn 18%

    (Xây dựng) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 10 ước đạt 586 nghìn lượt người, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load