Thứ sáu 26/04/2024 18:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bế tắc hàng loạt dự án điện gió nghìn tỷ: Mỏi mòn chờ... cơ chế

18:38 | 31/05/2022

(Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo Bộ Công thương “kiểm tra và xử lý ngay” sau phản ảnh của các doanh nghiệp và các cơ quan báo chí truyền thông về việc “nhà đầu tư điện gió “kêu cứu” Thủ tướng vì nguy cơ phá sản do… chờ cơ chế”. Nhưng những quy định bất cập vẫn chưa được tháo gỡ, đang đẩy nhà đầu tư điện gió tiếp tục rơi vào cảnh bế tắc.

be tac hang loat du an dien gio nghin ty moi mon cho co che
6 tuabin trong giai đoạn 1 hướng nhìn về phía Eo Gió (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn) đã được vận hành thương mại trước đó.

Bốn nhà đầu tư điện gió tại các dự án Nhơn Hội, Nam Bình 1, Cầu Đất và Tân Tấn Nhật liên tiếp gửi kiến nghị tới Chính phủ, Bộ ngành liên quan, đề nghị sớm đưa dự án vào vận hành thương mại (COD). Trái ngược với sự mong đợi của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã dẫn ra các quy định hiện hành tại Quyết định 39/2018 và Thông tư 02 về phát triển dự án điện gió, nhưng vẫn chưa có báo cáo kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết cụ thể. Mặc dù các nhà đầu tư đã cho rằng các quy định trên là bất cập và mâu thuẫn. Trên thực tế, đến nay khi Quyết định 39 đã hết hiệu lực, nhưng 7 tháng trôi qua vẫn chưa có một hướng xử lý rõ ràng khiến nguồn năng lượng này bị lãng phí.

Trụ điện gió đã sẵn sàng nhưng... “đắp chiếu” không hoạt động

Điều đáng nói là giữa bối cảnh nguy cơ thiếu điện, đặc biệt ở miền Nam, thì có một nghịch lý là hàng loạt cột điện gió đã hoàn thành, sẵn sàng cung ứng điện để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, lại rơi vào cảnh… “đắp chiếu”. Một trong những “địa chỉ” đầu tư sôi động bậc nhất ở Nam Trung Bộ, ngay tại nơi được xem là “mặt tiền” của Khu kinh tế Nhơn Hội, những cột điện gió của dự án điện gió Nhơn Hội đã được lắp đặt hoàn thiện dọc dãy núi Phương Mai, “đứng yên bất động” trong nhiều tháng.

Đứng từ chân cột điện gió, ông Trần Đức Lưu - Trưởng phòng Quản lý quy hoạch và xây dựng thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội - Bình Định chia sẻ với phóng viên, có không ít nhà đầu tư khi đến đây đã đặt câu hỏi tại sao những cột điện gió kia “bất động” lâu đến vậy, và bày tỏ lo ngại liệu cơ chế, chính sách có gì vướng mắc, bất cập khiến cho dự án chưa thể đi vào vận hành.

“Nhà đầu tư thường nhìn vào các dự án khác để đánh giá về hiệu quả, xem các cơ chế, chính sách có được kịp thời tháo gỡ hay không. Nhưng rồi những cột điện gió cứ đứng im mãi khiến chúng tôi rất… sốt ruột, bởi tạo ra hình ảnh không tốt cho địa phương, dù chính quyền đã nỗ lực tháo gỡ”, ông Lưu bày tỏ.

be tac hang loat du an dien gio nghin ty moi mon cho co che
Các tuabin gió chưa được vận hành thương mại trong dự án Nhơn Hội 2 cần bảo dưỡng thường xuyên để luôn sẵn sàng cho khâu thử nghiệm cuối cùng

Nhưng không chỉ là nỗi sốt ruột, ông Huỳnh Văn Luận – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần năng lượng FICO Bình Định - chủ đầu tư của điện gió Nhơn Hội cho biết: Dự án có tổng công suất 60MW (gồm 12 tuabin) được chia làm 2 giai đoạn, đến nay mới chỉ một nửa đi vào vận hành thương mại (COD), khiến nhà đầu tư sống dở chết dở vì thiệt hại mỗi ngày trôi đi lên tới hàng trăm triệu đồng và phải giải quyết các tranh chấp, nợ nhà thầu chưa trả được trong khi ngân hàng rốt ráo thu hồi. Ông nhớ lại, hồi giữa tháng 10/2021 khi mọi hạng mục đã hoàn thành, chỉ còn khâu cuối là thử nghiệm thì cơn bão áp thấp nhiệt đới kèm mưa lớn đi qua nên không thể thực hiện và dự án “đóng băng” từ đó.

Trong khi nếu có thể kịp vận hành, với 6 trụ tuabin mỗi ngày phát 336.000kWh điện, tương ứng doanh thu là 650 triệu đồng, không chỉ tạo ra doanh thu, mà còn cung ứng nguồn điện cho địa phương, thu ngân sách mỗi năm gần 19 tỷ đồng.

be tac hang loat du an dien gio nghin ty moi mon cho co che
Dự án Nhà máy điện gió Nam Bình 1 chính thức khởi công từ tháng 5/2021, đã hòa lưới điện quốc gia từ ngày 29/10/2021 nhưng vẫn “đắp chiếu” vì chưa được công nhận vận hành thương mại.

Cũng trong tình cảnh tương tự, tại Dự án điện gió Nam Bình 1 (Đắk Nông) là khung cảnh “đìu hiu” vắng lặng của 9 cột điện gió có tổng công suất 29,7 MW. Ông Lương Duy Nam - Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Nam Bình cho biết: Dù đã đóng điện thành công trạm biến áp và hòa lưới toàn bộ nhà máy vào lưới điện quốc gia từ ngày 29/10/2021, nhưng đáng tiếc do thử nghiệm kỹ thuật không đạt vì vận tốc gió thấp, nên nhà máy không được công nhận COD.

Đến nay, dự án “đắp chiếu” để không, doanh thu mỗi tháng dự kiến từ 10 - 15 tỷ đồng là con số 0, Công ty vẫn phải thuê hàng chục chuyên gia, kỹ sư để vận hành trạm biến áp, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ cho các trụ tuabin, trả lãi và gốc vay ngân hàng, quản lý dự án với chi phí hàng chục tỉ đồng. “Chúng tôi đang phải chi thường xuyên dù không có nguồn thu nào từ dự án và đã phá sản về phương án tài chính, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực, ảnh hưởng tâm lý rất lớn. Doanh nghiệp chỉ biết chờ đợi, dù đã có chỉ đạo từ phía Chính phủ nhưng vẫn không có một hướng đi rõ ràng”, ông Nam mong muốn sớm đi vào vận hành dự án, trước hết ghi nhận sản lượng lên lưới trong khi chờ cơ chế.

Theo ông Bùi Văn Thịnh - Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và mặt trời Bình Thuận cho hay, có tới 1/3 dự án điện gió (trên tổng số đã đăng ký) không thể về đích khi quyết định 39/2018 đã hết hiệu lực. Nhiều tháng nay, cơ quan Nhà nước cũng không có cơ chế chuyển tiếp hay định hướng rõ ràng, khiến cho các nhà đầu tư… thất vọng, chán nản.

Trong khi đó, cơ chế giá FIT cũ có thể sẽ không được áp dụng, mà thay bằng cơ chế mới, nhưng cái khó của nhà đầu tư là dự án được tính toán theo cơ chế giá cũ, nên thiệt hại là “vô cùng lớn”. Bởi theo ông Thịnh, đa phần các dự án đều phải vay vốn ngân hàng, phải chịu sức ép trả lãi và gốc nhưng nhiều tháng không có doanh thu nên rất khó khăn.

Ông Thịnh cũng cho rằng, thực tế này gây ra sự lãng phí rất lớn khi những dự án đã gần hoàn thành thì phải “đắp chiếu”, khiến nhà đầu tư tuyệt vọng. Chính sách thì quá ngắn hạn trong khi đầu tư cần có cơ chế dài hơi hơn, khi đằng sau doanh nghiệp là ngân hàng, hệ thống chuỗi cung ứng, người lao động, nguồn lực của cải đang không được đưa vào phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội.

Vướng mắc từ quy định bất cập, thiếu nhất quán?

Theo chủ đầu tư, các quy định tại quyết định, thông tư nêu trên hiện không phù hợp với thực tiễn, thậm chí còn xung đột, thiếu nhất quán với các quy định khác cũng do Bộ Công Thương đưa ra. Tình trạng văn bản pháp quy chồng chéo, mâu thuẫn là trái tinh thần pháp luật như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội: “Phải tiếp tục đổi mới để tránh tình trạng luật khung, luật ống, nhất là tránh việc quy định cứng, chi tiết trong luật, dẫn đến bất cập trong cuộc sống”.

“Đưa vào các quy định cứng, chi tiết trong luật, cài cắm các điều kiện kỹ thuật, điều kiện kinh doanh trong các thông tư, nghị định là rất thực tế. Như với lĩnh vực điện gió, những yêu cầu cứng về công nhận vận hành thương mại liên quan đến thử nghiệm kỹ thuật là ví dụ điển hình, đẩy nhà đầu tư rơi vào rủi ro”, một nhà đầu tư chia sẻ.

be tac hang loat du an dien gio nghin ty moi mon cho co che
Dự án điện gió Nhơn Hội gồm 12 tuabin (được chia thành hai giai đoạn), hiện mới chỉ một nửa được đưa vào vận hành thương mại khiến chủ đầu tư chịu nhiều thiệt hại.

Trong trường hợp này, Bộ Công Thương dẫn ra các yêu cầu để công nhận COD cho các nhà máy điện gió là phải đáp ứng các điều kiện như thử nghiệm kỹ thuật, có giấy phép hoạt động điện lực… Tuy nhiên, chủ đầu tư các dự án trên cho rằng, quy định trên là bất cập và thiếu nhất quán với những văn bản khác. Cụ thể, tại Quyết định số 25/2019 về ban hành quy trình thử nghiệm và giám sát thử nghiệm do Bộ Công Thương ban hành, đã quy định với các nhà máy điện gió, nếu trong thời gian thử nghiệm, nguồn năng lượng sơ cấp không đạt, thì được phép thử nghiệm đến mức công suất tối đa theo sự sẵn sàng của nguồn năng lượng sơ cấp.

Quy trình này cũng quy định: Việc chạy thử, nghiệm thu là quá trình thực hiện các thử nghiệm sau ngày đóng điện lần đầu để đo đạc, kiểm tra và chuẩn xác thông số vận hành, đặc tính kỹ thuật của thiết bị điện. Vì vậy, việc thử nghiệm có thể tiến hành khi nguồn năng lượng sơ cấp sẵn sàng, nhưng không quá 1 năm kể từ ngày đóng điện lần đầu.

Nhưng trong Quyết định 39 và Thông tư 02 lại quy định “cứng” về thử nghiệm kỹ thuật mà không tính đến các yếu tố bất lợi, khách quan như thời tiết. Do đó, doanh nghiệp cho rằng, việc quy định cứng nhắc các yêu cầu này trước ngày vận hành thương mại là không hợp lý.

Cũng bởi quá trình thử nghiệm với dự án năng lượng tái tạo luôn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng sơ cấp, nên nếu quy định quá cứng, hoặc hướng dẫn không rõ ràng, thiếu nhất quán như trên, có thể làm giảm tính minh bạch của pháp luật, tăng rủi ro cho nhà đầu tư. Chưa kể, theo một nhà đầu tư, trong hợp đồng mua bán điện (PPA) do EVN đưa ra, các quy định về điều kiện công nhận ngày vận hành thương mại điện mặt trời cũng đã được cắt giảm từ 9 thử nghiệm còn 3 thử nghiệm so với Quyết định 25 mà không có cơ sở.

Do vậy, trong các đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, chủ đầu tư 4 dự án trên không những đề xuất công nhận COD cho các dự án vào ngày 31/10/2021, mà còn đề nghị EVN và Bộ Công Thương sửa đổi các điều kiện công nhận COD để phù hợp với thực tế, tránh những lý do khách quan, không nhất quán giữa các luật.

Kiến nghị sớm đưa dự án vào vận hành thương mại

Trong văn bản của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái gửi Bộ Công Thương, đã chuyển nội dung kiến nghị liên quan đến ngày vận hành thương mại của Nhà máy điện gió Nhơn Hội, đề nghị xem xét giải quyết theo quy định.

Cũng tại tổng hợp ý kiến, kiến nghị tại kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XV) của UBND tỉnh Bình Định gửi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có nêu thực trạng dự án điện gió Nhơn Hội không thể đi vào vận hành thương mại do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và mưa lớn kéo dài trên địa bàn, ảnh hưởng tiến độ thi công dự án, thực hiện các thử nghiệm kỹ thuật. Việc dự án không thể đi vào vận hành đã khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, bất ổn tranh chấp, kiện tụng và có nguy cơ phá sản. Vì vậy, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị sớm đưa dự án vào vận hành phát điện thương mại, phát huy hiệu quả đầu tư, đóng góp ngân sách và giá trị sản xuất công nghiệp cho địa phương, tránh lãng phí hàng nghìn tỷ đồng.

Tuấn Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:00 | 26/04/2024
  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

    07:53 | 26/04/2024
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

    22:26 | 25/04/2024
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
  • Vĩnh Phúc chú trọng công tác quy hoạch thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, du lịch

    (Xây dựng) - Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trao quyết định thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp về chiến lược phát triển ngành công nghiệp, phát triển dịch vụ của tỉnh. Đây là cơ hội để Vĩnh Phúc tiếp tục trở thành “địa chỉ đỏ” của các nhà đầu tư, chuyên gia, lao động có tay nghề hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế.

    17:57 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load