Thứ ba 05/11/2024 07:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023

09:55 | 06/05/2023

(Xây dựng) - Tối 5/5, tại Quảng trường bia Quốc học (thành phố Huế), Festival nghề truyền thống Huế 2023 với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" chính thức bế mạc.

Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023
Ông Trương Đình Hạnh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế phát biểu tại đêm bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023.

Festival nghề truyền thống Huế 2023 đã diễn ra từ ngày 28/4-5/5, nhiều hoạt động trưng bày, thao diễn nghề cũng như đã khẳng định và tôn vinh những giá trị tinh hoa của nghề truyền thống Việt Nam. Thời gian diễn ra Festival đã để lại những ấn tượng sâu đậm với người dân trong tỉnh và cả nước cũng như du khách đến với Huế.

Phát biểu đêm bế mạc, ông Trương Đình Hạnh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết: Festival nghề truyền thống Huế 2023 thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân và du khách.

Festival nghề truyền thống Huế 2023 tổ chức với nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn như: Lễ hội ẩm thực chủ đề "Tinh hoa nghề Bún", Lễ hội Quảng diễn đường phố với sự tham gia của đoàn cà kheo - Vương quốc Bỉ, Lễ hội Tri ân dòng Hương, các hoạt động hội thảo, talk show, triển lãm… Đặc biệt, chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa các thành phố trên thế giới, trong nước kết nghĩa, hợp tác với Huế, đêm nhạc “Giai điệu trẻ”, Liên hoan Flashmob... đã thực sự “khuấy động” thành phố Huế rực rỡ sắc màu dịp Festival nghề truyền thống Huế 2023. Các chương trình diễn ra với nhiều ấn tượng, tạo sự hấp dẫn, được nhân dân, du khách đánh giá cao.

Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023
Nghi lễ Tế tổ bách nghề đã được thực hiện hết sức trang nghiêm tại công viên Tứ Tượng, thành phố Huế.

Lượng du khách quốc tế và trong nước đến Huế tăng đột biến, tổng doanh thu và đơn hàng của các cơ sở làng nghề tham gia và lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề Bún” đạt hơn 20,5 tỷ đồng. Ngoài ra, có 4 kỷ lục Việt Nam được xác lập, người dân Huế - chủ thể của Festival đã hưởng ứng tham gia nhiệt tình, nhiều màu sắc, nhiều lĩnh vực.

Tại chương trình bế mạc, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng trao giấy chứng nhận xác lập kỷ lục cho một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ về nghề điêu khắc gỗ, làm nón lá sen.

Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023
Trao giấy chứng nhận xác lập kỷ lục cho một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ về nghề điêu khắc gỗ, làm nón lá sen tại Lễ bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong 8 ngày diễn ra Festival nghề truyền thống Huế 2023 kết hợp dịp nghỉ lễ từ ngày 28/4 đến ngày 5/5, tổng lượng khách đến tỉnh Thừa Thiên - Huế khoảng 120.000 lượt, tăng 26% so với dự ước ban đầu. Khách lưu trú đạt 65.300 lượt, trong đó có khoảng 25.500 khách quốc tế, tăng 17,6% so với dự ước.

Thống kê riêng lượng khách vào tham quan các điểm di tích thuộc khu di sản văn hóa thế giới Huế trong các ngày từ 29/4-4/5 đạt 78.779 khách, trong đó có 15.791 khách quốc tế và 64.988 khách nội địa. Doanh thu từ du lịch đạt 194 tỷ, tăng 25% so với dự ước ban đầu. Ngoài ra, ước tính có khoảng 300.000 lượt du khách và người địa phương đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động lễ hội Festival nghề truyền thống Huế 2023, doanh thu từ các hoạt động của không gian làng nghề và lễ hội ẩm thực ước đạt hơn 20 tỷ đồng.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load