Thứ tư 15/01/2025 17:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Lam Kinh

20:09 | 04/01/2008

 

Sự thăng trầm của xã hội và sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã làm khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) gần hoang phế. Cả một thời gian dài di tích bị lãng quên, cây, cỏ mọc rậm rạp, các bia đá bị lún nghiêng, nhiều con giống, tượng hầu bằng đá bị vỡ, rơi vãi ở các đồi, ruộng, các lăng bị sạt lở, sông Ngọc, hồ Tây bị cạn dần, sân và thềm rồng bị xâm phạm hư hỏng nhiều.

 

Trước thực trạng ấy, ngày 22-10-1994, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt tổng thể dự án khu di tích.

 

Lam Kinh là một di tích quan trọng, có giá trị về lịch sử, văn hóa, là nơi hội tụ nhiều yếu tố mà ít địa danh nào ở nước ta có được. Ðó là sự kiện khởi nghĩa Lam Sơn, nơi sinh ra và lớn lên của Anh hùng dân tộc Lê  Lợi, nơi hội tụ của các nhà hào kiệt chống quân Minh, là sơn lăng của các đời vua Lê. Chính nơi đây đã để lại nhiều dấu tích kiến trúc thời Lê, cùng biết bao di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội, dân ca, dân vũ của vùng văn hóa Lam Sơn.

 

Thực hiện Quyết định của Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây) và UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo tiến hành thực hiện thi công dự án, song điều khó khăn nhất là cơ sở khoa học về tư liệu khu Lam Kinh, thư tịch, hình dáng kiến trúc cho đến các đồ tế lễ, thờ cúng trong khu điện, miếu thờ hầu như không có gì. Trên mặt đất chỉ còn lộ ra nền móng nhà, tường thành tảng đá kê chân cột của khu chính điện, v.v.

 

Với sự quan tâm của các bộ, ngành và địa phương, trong giai đoạn một, Ban Dự án trùng tu khu di tích đã tu bổ, tôn tạo được nhiều hạng mục như lăng mộ, bia ký Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, đền Lê Thái Tổ, đền Trung Túc Vương Lê Lai, đã khôi phục được  các con giống, quan hầu bằng đá, cầu bạch, nhà bảo tàng trưng bày hiện vật, khu đón tiếp khách, v.v.

 

Giai đoạn hai đã hoàn chỉnh cơ bản quy hoạch cắm mốc xây dựng hàng rào bao quanh di tích bằng cây xanh và thép hình, giải phóng mặt bằng hơn 60 ha và trồng rừng bổ sung hơn 50 ha, khôi phục hồ Như Áng và hồ Tây, sông Ngọc, giếng cổ. Riêng hồ Tây đã góp phần thay đổi môi trường sinh thái và cách sống của dân ở khu vực ven hồ mà chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và đánh bắt tôm cá tự nhiên, dịch vụ, như bơi thuyền trên hồ, bán hàng lưu niệm, giúp nhiều lao động có việc làm ổn định.

 

Trong giai đoạn một và hai đã tiến hành bảy đợt khảo cổ học và trên cơ sở khảo cổ qua các tầng văn hóa mà các giáo sư, các nhà chuyên môn đã có căn cứ cho việc lập dự án tôn tạo khu di tích trong từng thời kỳ với phương châm là chậm nhưng chắc.

 

Về công việc tiếp theo của dự án, tiếp tục hoàn chỉnh cơ bản về xây dựng kiến trúc ba tòa miếu và các tòa miếu còn lại, đồng thời tiến hành xây dựng nghi môn theo thiết kế đã được phê duyệt. Trên cơ sở xây dựng xong về kiến trúc mà lập dự án nội thất đồ thờ của các tòa miếu để sớm thi công trong những  năm tới và tiếp tục chuẩn bị cho lộ trình thực hiện dự án sân rồng, thềm rồng đá, đường nội bộ, tường thành bao quanh khu trung tâm di tích, đường Nam cầu Bạch, v.v.

 

Trong quá trình thực hiện dự án, việc khó nhất là di tích Lam Kinh gần như phế tích nên không thể nóng vội mà phải là cả một quá trình vừa nghiên cứu khoa học vừa tu bổ, tôn tạo.

 

Khác với nhiều di tích trong nước, các tư liệu về kiến trúc về đồ tế lễ, thờ cúng, binh khí ở Lam Kinh hầu như không có gì, do đó chuẩn bị cho dự án khu chính điện bao gồm kiến trúc của ba tòa nhà Quang Ðức, Súng Hiếu, Diễn Khánh và nội thất lễ nghi là hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có những hội thảo khoa học, vì đây là một vấn đề rất nhạy cảm. Việc này có những ý kiến khác nhau, nhưng xu hướng chung là phục hồi theo kiến trúc của thời Lê.

 

Trong quá trình thực hiện dự án, những bất hợp lý về quy hoạch nảy sinh, nhất là sau khi khai quật khảo cổ học đã phát hiện thêm móng cầu phía Ðông trên sông Ngọc khu vực hồ Tây, khu phục vụ, tả vu, hữu vu và khu trung tâm chính điện, v.v. Do đó, việc điều chỉnh quy hoạch cho hợp lý với các điểm di tích là rất cần thiết.

 

Muốn đẩy nhanh được tiến độ tu bổ, tôn tạo cần có một tổ chức đủ mạnh nhất là cán bộ có chuyên môn sâu hiểu biết về lịch sử, kiến trúc, ngoại ngữ, bảo tàng, quản lý tuyên truyền quảng bá, v.v. Ðồng thời, đề nghị Nhà nước quan tâm đến một chế tài sát hợp với xây dựng cơ bản mang tính đặc thù văn hóa và hằng năm bổ sung kinh phí theo kế hoạch thi công của dự án.

 

Qua mười năm, nhiều hạng mục công trình của Lam Kinh đã được tu bổ, tôn tạo, phục hồi làm cho du khách có những ấn tượng đẹp về một địa danh lịch sử. Hiện tại, Nhà nước cần có kế hoạch vừa tiến hành tôn tạo, tu bổ, vừa phát huy tác dụng quảng bá giá trị lịch sử  văn hóa của di tích trong thời kỳ đổi mới.

 

Tuy các hạng mục ở trung tâm đang phục hồi, tôn tạo, nhưng cả một quần thể của vùng văn hóa Lam Sơn, từ căn cứ hội thề Lũng Nhai đến núi Dầu, đền Lê Lai, đền Lê Thái Tổ và một hệ thống sơn lăng, cảnh quan hồ Tây, hồ Như Áng, sông Ngọc, các tòa miếu, v.v là những điểm tham quan, tưởng niệm tâm linh rất linh thiêng và phong phú cho du khách.

 

Ở Lam Kinh và vùng Lam Sơn còn có văn hóa phi vật thể như lễ hội, trò chơi, trò diễn, các làn điệu dân ca, các sự tích, kho tàng tư liệu quý giá. Vì thế, việc kết hợp cả hai mặt tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích Lam Kinh, gắn liền với lễ hội, nhằm phát huy giá trị lịch sử  văn hóa trong mối quan hệ với các di tích khu vực như Thành nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương, v.v là rất phù hợp.

 

Trên cơ sở quảng bá, tuyên truyền để góp phần mở rộng du lịch, tăng nguồn thu với phương châm lấy di tích nuôi di tích. Mặt khác, qua đây rất mong các tổ chức Nhà nước doanh nghiệp và cá nhân trong nước tham gia đầu tư xây dựng khu di tích xứng đáng với giá trị lịch sử văn hóa Lam Kinh, một địa danh trọng điểm trong hệ thống du lịch của cả nước.

Hoàng Hoa Mai

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

    09:37 | 01/01/2025
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load