Thứ tư 15/01/2025 11:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bảo tồn phố cổ Hà Nội mang lại nhiều lợi ích

13:40 | 27/01/2008
Phố cổ Hà Nội ngày nay.

Quá trình hiện đại hóa và phát triển kinh tế ngày nay với việc cơi nơi sửa đổi không đồng bộ, đang là những “mối đe dọa lớn” đối với những giá trị vô giá của phố cổ Hà Nội. Hội thảo chuyên đề “Phố cổ Hà Nội - Thực trạng và giải pháp vừa được tổ chức mới đây nhằm tìm lời giải cho việc bảo tồn phố cổ cũng như cải thiện môi trường sống cho người dân khu vực này.
 
Thực trạng và giải pháp
 
Theo ông Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích cơ sở hạ tầng khu phố cổ Hà Nội hiện đã lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng cùng việc cơi nới và sửa đổi thiếu đồng bộ và không có kiểm soát. Thêm vào đó, sự phát triển không kiểm soát nổi của dân số, đặc biệt là những người buôn bán ở khu vực này dẫn đến sự quá tải về nơi ỏ và môi trường sống không bảo đảm.
 
Xuất phát từ thực tế như vậy, Viện bảo tồn di tích phối hợp với Công ty tư vấn giải pháp đô thị Urban Solutions, Hà Lan tổ chức khóa học 3 tháng “Nâng cao năng lực trong việc lồng ghép giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế” với đối tượng nghiên cứu điển hình là phố cổ Hà Nội.
 
Ông Lê Thành Vinh cho biết 36 kế hoạch  hành động đề xuất cho phố cổ Hà Nội được các học viên đưa ra sau khóa học dù hiện chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu nhưng mang có giá trị thực tiễn trong tương lai. 36 kế hoạch hành động đề cập đến nhiều giải pháp, từ việc xây dựng những tài liệu hướng dẫn về thiết kế hè phố, biển quảng caó, mặt tiền và mái nhà để đảm bảo cảnh quan,  tạo ra và phát triển nét đặc trưng của các tuyến phố đến việc hỗ trợ cải thiện điều kiện vệ sinh khu phố cổ. “Đây được coi như những dự án mà không có chủ đầu tư, không có đơn đặt hàng, vì vậy nó rất khách quan,” ông Vinh nói.
 
Phố Hàng Đào xưa.
 
Tuy nhiên, việc bảo tồn khu phố cổ chỉ có thể được thực hiện khi có sự hài hoà giữa các lợi ích, giữa chính quyền và người dân. Ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết cái khó khăn lớn nhất là sự chia sẻ của người dân. Bảo tồn là để gìn giữ những nét cổ xưa nhất mà người dân lại muốn hiện đại hóa cuộc sống của họ, và hiện đại hóa sẽ phá vỡ cảnh quan, kiến trúc cổ. “Chính quyền cần phải giải thích đề người dân hiểu để phấn đấu có một môi trường sống tốt chứ không chỉ là chỗ để ở. Họ có thể vẫn kinh doanh ở đây, và sống ở vùng lân cận để có thể cải tạo cuộc sống tốt hơn”, ông Thắng nói.
 
Bảo tồn mang lại nhiều lợi ích
 
Ông Schuttenbelt, giám đốc Urban Solutions cho biết nhiều người nghĩ rằng bảo tồn, tôn tạo di sản như bảo tồn phố cổ tốn rất nhiều tiền của, tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. “Một thủ đô văn hóa lịch sử được gìn giữ và bảo tồn có tác động lớn về kinh tế. Những tác động dễ nhận thấy là sự gia tăng việc làm, cơ sở hạ tầng được cải thiện, du lịch phát triển mạnh, giá trị tài sản tăng và sự xuất hiện của hàng loạt những mô hình kinh doanh nhỏ”.
 
Ông lấy thí dụ về nhiều thành phố ở châu Á, như thành phố Melaka ở Malaysia hay thành phố Palembang ở Indonesia. Những thành phố này vì có nhiều di sản và công tác bảo tồn tốt nên mỗi năm đã thu hút được 5 đến 10 triệu khách du lịch. “Việc bảo tồn mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ là gìn giữ được các giá trị văn hóa lịch sử mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế”, Schuttenbelt nói.
 
Chợ đêm Đồng Xuân.
 
Mặt khác, các nhà nghiên cứu, thiết kế, quy hoạch đô thị trong cuộc hội thảo cho rằng để bảo tồn khu phố cổ Hà Nội hiện nay chính quyền cần phải xác định rõ tầm nhìn và xây dựng một chiến lược cụ thể. Họ cho rằng,  không chỉ bảo tồn nhà cửa ở khu vực này mà phải bảo tồn tổng thể không gian sống, không gian sinh hoạt ở nơi đó. Có như vậy mới thực sự gìn giữ được những nét duyên dáng, cổ kính của kiến trúc cổ và những hoạt động thương mại - văn hóa truyền thống, những cái đã tạo nên những nét đẹp rất đặc trưng, rất riêng biệt của khu phố cổ Hà Nội. Hay nói như ông Schuttenbelt “Hà Nội là một thành phố đầy hấp dẫn với những nét duyên dáng đặc trưng, chỉ cần thêm một chút nỗ lực trong công tác bảo tồn để Hà Nội trở thành một thành phố văn hóa của Châu Á, nơi diễn ra những sự kiện văn hóa lớn và những hội nghị quốc gia và quốc tế…”.

Diệu Thuý

Theo baoxaydung.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

    09:37 | 01/01/2025
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load