Thứ hai 29/04/2024 05:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bảo tồn giá trị di sản kiến trúc đô thị

10:56 | 23/11/2021

(Xây dựng) - Di sản kiến trúc là một nguồn tư liệu quý giá giàu tính thuyết phục, là điểm tựa cho việc tạo dựng nhân cách, giáo dục truyền thống và là niềm tự hào về tài sản quý giá, sức mạnh nội tại của mỗi quốc gia dân tộc.

bao ton gia tri di san kien truc do thi
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Tuy nhiên, nhiều di tích lịch sử văn hóa, di sản khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, vốn có mật độ dày đặc ở các đô thị, trong nhiều năm bị thiên nhiên và con người tàn phá, thiếu kinh phí để tu sửa, tôn tạo, bị chiếm dụng trái phép.

Tâm điểm gây chú ý và vấp phải nhiều ý kiến phản đối của giới kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch, bảo tồn di sản và người dân… suốt hơn 7 năm qua là Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.

Đà Lạt, thành phố cao nguyên xinh đẹp có nhiều mảng cây xanh và 1.500 biệt thự Pháp. Nhưng hiện nay, nhiều mảng cây xanh, cánh rừng bị chặt phá do nhu cầu đô thị hóa, nhiều biệt thự hư hại hoặc bị chiếm dụng trái phép. Thác Cam Ly bị san lấp một vùng... Một trong những nguyên nhân khiến Đà Lạt bị đe dọa là bởi sự xâm hại của chính con người, của việc tiếp cận cách quản lý đô thị chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế trước mắt, thiếu tôn trọng khoa học đô thị. Mới nhất là những lo ngại về Quy hoạch Khu trung tâm Hòa Bình của Đà Lạt.

Thực tế đó cho thấy, những lo ngại về sự biến mất của các di sản kiến trúc cũng như những giá trị cảnh quan cốt lõi tạo nên một thành phố “Tiểu Paris” của Đông Dương, là có cơ sở.

Lần ngược lại những gì đang diễn ra ở nhiều đô thị của Việt Nam, không khó nhận ra hàng loạt nguy cơ thường trực đối với các di sản kiến trúc đô thị.

Hà Nội hiện có hơn 300 di tích lịch sử và khoảng 1.200 biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954, cùng nhiều hồ, sông ngòi cần được bảo vệ. Nhưng quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa đã xóa sổ hàng loạt ao hồ, một số công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng và biệt thự bị lấn chiếm.

Cố Đô Huế có 845 công trình di tích lịch sử - văn hóa, nhưng có đến 450 công trình không còn nguyên vẹn, đình Huế và kiến trúc nhà vườn đặc trưng bị xuống cấp và có nguy cơ bị mai một, nhiều lăng tẩm di tích bị xâm hại.

Đô thị cổ Hội An qua biến động thời gian, thiên nhiên và con người, cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu và sửa chữa kịp thời, đáp ứng yêu cầu bảo vệ di sản văn hóa thế giới, phục vụ khách du lịch.

TP.HCM có 43 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng trên tổng số 285 ngôi đình, 1.041 ngôi chùa. Sự xâm lấn các di tích này vẫn có nguy cơ bùng nổ. Tình trạng mất vệ sinh, lấn chiếm di tích, thiếu kinh phí để tôn tạo và khai thác khu du lịch vẫn là mối lo ngại của chính quyền các cấp.

Trong quá trình đô thị hóa, do yếu tố tự phát mạnh, tính tổ chức và tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của đô thị yếu nên hệ thống di sản đô thị bị đe doạ nghiêm trọng.

Việt Nam đã ban hành Luật Di sản văn hóa (2001), nhưng việc thực hiện còn yếu và tuỳ thuộc từng địa phương. Đầu tư của Nhà nước cho hoạt động này còn nhiều hạn chế, dàn trải, hiệu quả thấp.

Việc huy động các nguồn lực trong nhân dân giữ gìn và bảo vệ di sản mới chỉ thực hiện bước đầu và chỉ đạt được ở khu vực di sản văn hóa gắn với tín ngưỡng tôn giáo. Một số cơ quan được giao quản lý di tích đã cùng Nhân dân địa phương tìm cách khai thác du lịch kiếm lợi nhuận là chính chứ không lo tìm cách tôn tạo, sửa chữa những di tích này. Một số nơi sửa sang, tôn tạo lại không theo nguyên gốc, làm ảnh hưởng đến giá trị di tích.

Rõ ràng, dù đã có thật nhiều cố gắng, nhưng con người đang tự hủy hoại các giá trị di sản quanh mình dưới đủ hình thức, thậm chí phá hoại một cách vô thức.

Chính những điều đó đang tạo sức ép ngày càng lớn trong việc quản lý và bảo tồn các di sản kiến trúc đô thị. Dường như, các di sản kiến trúc của Việt Nam đang phải chống chọi, chơi vơi, nhường bước giữa ào ạt xây dựng của quá trình đô thị hóa. Như cách làm hiện nay trong quy hoạch của Đà Lạt là tư nhân hóa đất và tài sản công cộng một cách nông cạn, đánh đổi giá trị chung, lâu dài của cộng đồng cho lợi ích trước mắt của doanh nghiệp.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

    (Xây dựng) - Theo đại diện Tập đoàn TTP, chủ đầu tư dự án SafaBay cho biết, đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Cẩm Phả, là dịp quảng bá vẻ đẹp của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và điểm đến Quảng Ninh sôi động, hấp dẫn trong dịp cao điểm nghỉ dưỡng màu hè năm nay.

    22:16 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Tràng An sẽ tiếp tục đóng vai trò hình mẫu phát triển ổn định, có trách nhiệm cho thế hệ mai sau

    (Xây dựng) – Đó là nhấn mạnh của Trưởng Đại diện văn phòng UNESCO tại Hà Nội Jonathan Baker trong Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên nhiên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

    19:05 | 27/04/2024
  • Bắc Ninh: “Giai điệu tự hào” vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Tối 26/4, tại hồ Vua Bà, khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã diễn ra chương trình hát dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền với chủ đề "Giai điệu tự hào".

    15:12 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản kép đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á

    (Xây dựng) – Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.

    12:21 | 27/04/2024
  • Khai mạc Triển lãm Hải Phòng – Pháp Heritage

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".

    11:10 | 27/04/2024
  • Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

    10:51 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

    20:14 | 26/04/2024
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

    20:15 | 25/04/2024
  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

    18:18 | 25/04/2024
  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

    16:01 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load