Thứ sáu 19/04/2024 18:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bảo hiểm xã hội Việt Nam nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ giao

10:41 | 15/04/2021

(Xây dựng) - Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tiếp tục tác động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sử dụng lao động, tác động tiêu cực lên tình hình việc làm của người lao động. Từ đó, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ giao

Đặc biệt công tác phát triển người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); dẫn đến hầu hết các chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT giảm mạnh. Số người tham gia BHXH gần 16 triệu người, đạt 32,4% lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó có gần 14,9 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, trên 1,1 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, lần lượt giảm 1,05% và 2,17% so với hết năm 2020. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) gần 13,2 triệu người, đạt 26,7% lực lượng lao động trong độ tuổi, giảm 1,15% so với hết năm 2020. BHYTgần 87 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 88,9% dân số, giảm 1,24% so với năm 2020.

Mặc dù các chỉ tiêu phát triển đối tượng chưa đạt như kỳ vọng, nhưng vẫn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, số thu BHXH, BHYT, BHTN 3 tháng đầu năm 2021, tăng 10,06% so với chỉ tiêu cùng kỳ năm 2020.

Cạnh đó, một phần do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh nên tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT những tháng đầu năm vẫn cao. Tình trạng nợ đọng, chậm đóng tại một số cơ quan, đơn vị còn khá phổ biến; việc xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn còn khó khăn, vướng mắc.

Số người giải quyết hưởng mới chế độ BHXH hàng tháng, ốm đau, thai sản đều giảm. Số người đề nghị hưởng BHXH một lần có chiều hướng gia tăng, tăng gần 20,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, người lao động nghỉ việc, mất việc, tính thời điểm này đã đủ 12 tháng (trong đó, một số địa phương có số người đề nghị hưởng BHXH một lần tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như Khánh Hoà, Đà Nẵng, Quảng Nam…).

Về công tác thực hiện chính sách BHYT, cả nước có gần 40 triệu lượt người KCB BHYT, tăng hơn 1,6 triệu người (12,05%) so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó số chi BHYT gần 24.500 tỷđồng, tăng gần 15,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước những khó khăn và thuận lợi trên, để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ trong những tháng tiếp theo, BHXH Việt Nam tiếptục chỉ đạo, đôn đốc BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT.

Giao chỉ tiêu cụ thể hàng tuần, tháng đối với phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT cho từng đại lý thu; đôn đốc thu, giảm nợ như: Phân công cán bộ chuyên quản đôn đốc đơn vị sử dụng lao động để thu nộp BHXH, BHYT, BHTN kịp thời, không để nợ tiền đóng; tăng cường thực hiện thanh tra chuyên ngành đột xuất đối với doanh nghiệp nợ đóng, chậm đóng; tích cực rà soát, đối chiếu dữ liệu do cơ quan thuế cung cấp; rà soát lại việc ký hợp đồng với các đại lý, dừng triển khai đối với các Điểm thu chưa đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực của nhân viên đại lý…

Cùng với đó, BHXH Việt Nam tiếp tục cắt giảm bộ thủ tục hành chính của ngành từ 27 thủ tục hành chính xuống còn 25; tích hợp, cung cấp thêm các dịch vụ công mức độ 4 của ngành trên cổng dịch vụ công quốc gia; hoàn thiện, bổ sung các tính năng, tiện ích mới cho ứng dụng VssID - BHXHsố; đẩy mạnh kết nối, trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành; triển khai thực hiện việc kết nối kỹ thuật để khai thác, chia sẻ dữ liệu căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Bộ Công an để quản lý người tham gia BHXH, BHTN, BHYT…

LK

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load