Thứ sáu 26/04/2024 08:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tổng kết trao thưởng cuộc thi sáng tác thơ chủ đề “Tri ân chiến sỹ”:

Bài thơ “Cha ở đâu?” của nhà báo Tào Khánh Hưng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đạt giải Ba

20:02 | 29/07/2020

(Xây dựng) – Ngày 26/7 tại Hà Nội, Thi đàn Đất Việt tổ chức Lễ tổng kết trao thưởng cuộc thi sáng tác thơ chủ đề “Tri ân chiến sỹ” nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020).

bai tho cha o dau cua nha bao tao khanh hung pho tong bien tap bao xay dung dat giai ba
Ban tổ chức trao giải cho các tác giả.

Nhà thơ Lại Hồng Khánh - Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi đã tổng kết cuộc thi.

Nhà thơ Lại Hồng Khánh chia sẻ: Sau 3 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được 1.012 bài dự thi của 253 tác giả trên khắp cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài gửi về. Mỗi tác giả được gửi 4 bài thơ, mỗi bài không quá 24 câu với nhiều thể loại nhằm tô hồng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Tri ân chiến sỹ”, ca ngợi hình ảnh đẹp về người chiến sỹ, thương binh, bệnh binh, những liệt sỹ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tri ân những người đã đóng góp công lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ cao cả quốc tế...

Qua các bài thơ, ta thấy nỗi lòng các tác giả luôn đau đáu, tỏ lòng tri ân tới các anh hùng liệt sỹ và người có công bảo vệ non sông Tổ quốc.

Tứ thơ “Những ngôi mộ trên sóng” của tác giả Thanh Thềm đã gửi tới bạn đọc thông điệp về những người chiến sỹ làm nhiệm vụ cao cả và đã anh dũng hy sinh trên biển để giờ đây mỗi khi tưởng nhớ tới các anh, ta mãi thấy “những ngôi mộ trên sóng/sống mãi giữa trùng khơi…”.

Với tứ thơ "Tháng Bảy về" của Trần Văn Huỳnh, tác giả lại gửi tới bạn đọc những đau thương mất mát hiện nay mà gia đình các chiến sỹ đang phải chịu đựng bởi chất độc da cam đã gieo lan thế hệ các con mình để mỗi khi ngắm các con yêu, nỗi lòng người Cha, người Mẹ không khỏi rát đau, xót buốt thấy các con mình không chân để chạy nhảy đùa nô, không gọi mẹ cha lấy nửa lời mà chỉ ngước nhìn, nằm lê… để tháng Bảy về trong dòng đời nhộn nhịp/Em lặng lẽ ngồi... Bên những đứa con yêu.

Với tứ thơ “Cầu lửa tháng Tư” của tác giả Trần Danh Tu, tác giả gửi tới bạn đọc thông điệp “Có cây cầu làm bằng máu chiến binh/Người đời đến, ngỡ nhịp cầu tắt thở/Không chết đâu, máu giữ cầu không vỡ/Treo lên cao, thắp chiến tích oai hùng”, nhắc nhở người đời hãy nhớ và khắc ghi những đau thương đánh đổi bằng máu các chiến sỹ bên dòng sông Thạch Hãn để chúng ta có cuộc sống hạnh phúc tự do hôm nay.

Bài thơ “Cha ở đâu?” của nhà báo Tào Khánh Hưng đã chạm đến trái tim của nhiều người, nhất là những người con có chung hoàn cảnh khi cha, ông của mình hy sinh ở chiến trường giờ vẫn không biết hài cốt ở đâu để quy tập mộ.

“Nghĩa trang Trường Sơn những nấm mộ bên nhau
Vi vu thông reo, tháng ngày ru đồng đội cha yên nghỉ
Hàng bia mộ lặng yên đồng đội cha ở đấy
Con không thấy tên người – Cha ở đâu? ở đâu?”

Hoặc

“Tiếng con gọi cha trời đất cũng rưng rưng
Nghĩa trang Trường Sơn hào quang sáng bừng hàng mộ
Con thắp nén hương thơm - hương chia đều theo gió
Vòng hoa tươi con dâng, linh hồn cha bay cao trường tồn…”

Với tứ thơ “Bát ngát trời xanh” của tác giả Hoàng Tiến Đạt, tác giả lại ngầm gửi tới bạn đọc hình ảnh các chiến sỹ đang nằm tại nghĩa trang Trường Sơn bạt ngàn. Các anh không chết, những linh hồn bất tử mãi trường tồn để ngày ngày các anh vẫn hát, cất lên dàn đồng ca bên Dương cầm vĩ đại để trải mãi... tới vô danh/Những vết đau ứa nhựa/Khô dần.../Lại đâm chồi bát ngát màu xanh…

Tất cả, tất cả các bài thơ đều có tứ thơ hay mà mỗi tác giả thể hiện đều gửi gắm thông điệp tới mọi người với tình yêu quê hương, đất nước, con người với tình tri ân chiến sỹ…

Bài nào cũng hay, cũng muốn phân tích, cũng muốn trao giải nhưng là cuộc thi, vì vậy Ban tổ chức cân nhắc, lựa chọn một số tác phẩm nhỉnh hơn nội dung chút ít, nhân văn hơn, sáng tạo hơn “bó đũa chọn cột cờ” để phân định trao giải.

Cụ thể, Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhất; 5 giải Nhì; 11 giải Ba và 12 giải Khuyến khích.

Bài thơ “Cha ở đâu?” của nhà báo Tào Khánh Hưng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng viết trong một chuyến công tác Quảng Trị viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn được giải Ba.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load