Thứ sáu 18/10/2024 10:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Cà Mau: Tập trung đầu tư phát triển ngành “công nghiệp không khói”

Bài cuối: Xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau

14:10 | 17/10/2024

(Xây dựng) – Làm thế nào để phát triển du lịch ở Cà Mau xứng với tiềm năng, lợi thế không phải dễ dàng. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi trò chuyện với ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Cà Mau xung quanh vấn đề trên.

Bài cuối: Xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

PV: Thời gian qua, địa danh thu hút khách du lịch tìm đến Cà Mau là mũi Cà Mau. Do đó, không ít người chỉ khám phá nơi cuối miền cực Nam của Tổ quốc rồi quay về khi tỉnh có nhiều địa điểm về du lịch, theo ông có đúng vậy không?

Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng: Thực tế, địa danh mũi Cà Mau thu hút khá nhiều du khách lịch. Có nhiều người thú thật rằng, trong đời, họ đi mũi Cà Mau một lần cảm thấy toại nguyện. Tuy nhiên, Cà Mau còn nhiều điểm du lịch khác không chỉ riêng mũi Cà Mau.

Với vị thế ba mặt giáp biển, Cà Mau được xem là vùng bán đảo có giá trị kinh tế, sinh quyển và du lịch cao trong cả nước. Cà Mau cũng là một trong bốn tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của vùng ĐBSCL, là một trong những ngư trường đánh bắt thủy sản lớn nhất Việt Nam, có tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái với trên 100.000ha rừng tràm, rừng đước ngập nước đặc trưng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới và là khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam.

Sự đa dạng, phong phú của sản phẩm du lịch đặc biệt như: Điểm cực Nam Tổ quốc; Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập ngọt của hai Vườn Quốc gia mũi Cà Mau và U Minh hạ; Tham quan các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh,… Đặc biệt, Cà Mau đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia mũi Cà Mau đến năm 2030 theo Quyết định số 744/QĐ-TTg ngày 18/6/2018; đây là điều kiện thuận lợi, là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển du lịch tỉnh Cà Mau, nhất là việc xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế.

PV: Thưa ông, ngoài tiềm năng, lợi thế để thu hút khách, cơ sở vật chất phục vụ ngành Du lịch tại địa phương ra sao?

Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng: Nhìn chung, du lịch Cà Mau đã và đang phát triển đúng định hướng, thông qua việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ cơ bản thông suốt, đảm bảo tính kết nối, đồng bộ đến các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; có 84 cơ sở lưu trú du lịch với 2.683 phòng (trong đó có 15 cơ sở được thẩm định xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 947 phòng và 41 cơ sở được công nhận đủ điều kiện phục vụ khách du lịch với 940 phòng). Toàn tỉnh có 34 khu, điểm và hộ du lịch cộng đồng, 02 khu được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh; có 10 doanh nghiệp kinh doanh hoạt động lữ hành (trong đó có 06 công ty lữ hành nội địa, 01 công ty lữ hành quốc tế đã được cấp giấy phép kinh doanh; 01 Văn phòng đại diện; 02 chi nhánh).

Bài cuối: Xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau
Du khách trải nghiệm bắt cá tại mũi Cà Mau.

PV: Thưa ông, địa phương đang gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện?

Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức về phát triển du lịch chưa toàn diện và chưa đi vào chiều sâu; nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và cộng đồng về phát triển du lịch chưa đầy đủ. Một số địa phương còn thiếu chủ động, chưa phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch trong việc xúc tiến quảng bá, xây dựng phát triển sản phẩm du lịch, phù hợp với tiềm năng hiện có.

Việc thu hút đầu tư du lịch vào các điểm du lịch trọng điểm còn chậm. Chưa phát huy được lợi thế, điểm mạnh của tỉnh trong lĩnh vực du lịch; sản phẩm du lịch đặc trưng ít chưa tạo dấu ấn để thu hút khách du lịch lưu lại và trở lại. Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế; chưa huy động được nhiều nguồn vốn từ các thành phần tham gia đầu tư phát triển du lịch.

Nguồn nhân lực ngành Du lịch Cà Mau về số lượng cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, chất lượng chưa được như mong muốn. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chậm đổi mới phương thức và nội dung (chủ yếu tập trung vào tham dự hội nghị, hội thảo).

PV: Để phát triển ngành Du lịch bền vững, ngành có giải pháp gì?

Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng: Với quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương, Cà Mau tập trung phát triển du lịch phù hợp với các quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan trong tỉnh, trong vùng, trên cả nước cũng như trong khu vực. Phát triển du lịch bền vững, mang lại hiệu quả toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường; chú trọng phát triển du lịch xanh; gắn với giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hỗ trợ nhanh chóng, thuận tiện về thủ tục đầu tư; giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, các dự án phát triển sản phẩm du lịch thân thiện môi trường; khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí, đặc biệt là tại thành phố Cà Mau. Mong muốn và kêu gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược tham gia các dự án du lịch, khu vui chơi giải trí… mang tính động lực để thúc đẩy phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển phát triển giao thông đồng bộ cả đường bộ, hàng không và đường biển; bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông để tăng khả năng tiếp cận nơi có tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản phẩm du lịch.

Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các sản phẩm du lịch mới, ưu đãi đầu tư những nơi có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt đầu tư vào khai thác văn hóa bản địa cho phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch biển đảo, du lịch nông nghiệp và làng nghề truyền thống. Luôn quan tâm và tích cực tham gia liên kết liên vùng, quốc tế; đặc biệt là Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; tam giác du lịch Cần Thơ – Kiên Giang – Cà Mau; các tỉnh, thành là trung tâm trung chuyển khách du lịch như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Đà Nẵng;…

Bài cuối: Xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau
Những khu rừng đước nối nhau thu hút du khách khi đến cuối miền cực Nam của Tổ quốc.

Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch; tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch. Xây dựng Cà Mau là điểm đến hấp dẫn, độc đáo và mến khách. Trong đó sản phẩm du lịch trọng tâm mang tính cạnh tranh là du lịch địa lý; du lịch biển, đảo; du lịch sinh thái gắn với hệ thống rừng ngập nước. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong du lịch; tiến tới số hóa, nâng tầm chất lượng, giá trị các điểm đến trọng điểm của tỉnh; tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động. Phát triển nguồn nhân lực du lịch hợp lý về số lượng, chất lượng và có cơ cấu phù hợp, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành khu, điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, lữ hành.

Phát triển ý thức cộng đồng, tạo điều kiện và nâng cao khả năng của cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên thông qua chia sẻ lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch cho cộng đồng địa phương; khuyến khích cộng đồng đầu tư trực tiếp, tạo ra sản phẩm du lịch…

PV: Xin chân thành cảm ơn ông!

Năm 2020-2021 và quý I/2022 dịch COVID-19 diễn biến phức tạp từ đó ảnh hưởng đến lượng khách du lịch không đạt chỉ tiêu kế hoạch. Từ quý II/2022 tình hình dịch COVID-19 dần ổn định, lượng khách du lịch đã có sự tăng trưởng trở lại. Theo đó, trong năm 2023, lượng khách du lịch đến Cà Mau đạt 2.078.399 lượt, tăng 23,5% so 2022 (1.683.492 lượt), vượt 19% kế hoạch năm 2023 (1.750.000 lượt); tổng thu đạt 2.908 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2022 (2.415 tỷ đồng), vượt 9% kế hoạch năm 2023 (2.670 tỷ đồng).

Năm 2024, ngành Du lịch Cà Mau phấn đấu đạt: Tổng số khách du lịch: 2.350.000 lượt (khách trong nước: 2.337.000 lượt; Khách quốc tế: 13.000 lượt). Tổng thu du lịch: 3.480 tỷ đồng. Tính đến tháng 9/2024, tổng lượt khách đạt 1.665.106 lượt, đạt 71% so kế hoạch năm 2024. Tổng thu đạt 2.402 tỷ đồng, đạt 69% so kế hoạch năm 2024. Công suất sử dụng phòng đạt 60%.

Đào Văn (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kiên Giang: Lượt khách du lịch tăng 15,5% trong 9 tháng đầu năm

    (Xây dựng) – Sở Du lịch Kiên Giang thông tin cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, Kiên Giang đã đón 8.316.968 lượt khách (tăng 15,5% so với cùng kỳ, đạt 90,4% kế hoạch năm). Trong đó, khách quốc tế khoảng 736.728 lượt (tăng 57% so với cùng kỳ, vượt 8,3% kế hoạch năm), tổng thu đạt khoảng 19.787 tỷ đồng (tăng 35,7% so với cùng kỳ, đạt 98,9% kế hoạch năm).

Xem thêm
  • Bài 2: Quy hoạch tổng thể để phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Để phát triển căn cơ ngành “công nghiệp không khói”, địa phương quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch chung Khu sinh thái đầm Thị Tường.

    10:58 | 17/10/2024
  • Bài 1: Xây dựng đặc trưng riêng về du lịch

    (Xây dựng) – Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, tính đến hết tháng 9, tỉnh đã đón gần 1,7 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, đạt hơn 70% so kế hoạch năm 2024; tổng thu hơn 2.400 tỷ đồng, tăng hơn 6,5% so cùng kỳ 2023. Từ vùng xa xôi cuối miền cực Nam của Tổ quốc đã thu hút nhiều khách tham quan. Vì sao như vậy?

    19:09 | 16/10/2024
  • Đô thị di sản thiên niên kỷ ở Ninh Bình - Thời cơ và thách thức đối với ngành Du lịch

    (Xây dựng) – Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Đây được xem là thời cơ và cũng là thách thức rất lớn đối với ngành Du lịch Ninh Bình.

    18:57 | 16/10/2024
  • Theo chân báo Hong Kong trải nghiệm văn hóa độc đáo giữa thiên nhiên hùng vĩ của Sa Pa

    (Xây dựng) - Sa Pa, với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu đã là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP) của Hồng Kông đã có những bài viết ca ngợi hết lời về mảnh đất Tây Bắc này, khơi gợi sự tò mò của du khách quốc tế.

    11:32 | 16/10/2024
  • Ngành Du lịch Bình Định đón hơn 8 triệu lượt khách trong 9 tháng

    (Xây dựng) - Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, ngành Du lịch tỉnh Bình Định đón trên 8 triệu lượt khách với doanh thu đạt trên 22.000 tỷ đồng. Bình Định từ một địa phương ít người biết, chỉ là điểm dừng chân, nay trở thành một điểm đến, được nhiều báo, tạp chí, khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao.

    10:30 | 12/10/2024
  • Du lịch Đà Nẵng dịp cuối năm có gì?

    (Xây dựng) - Lễ hội bia có 1-0-2 trên thế giới, ẩm thực được Michelin công nhận cùng nhiều trải nghiệm mới mẻ… đang biến Đà Nẵng trở thành điểm đến được du khách “săn lùng” cho một kỳ nghỉ cuối năm đáng nhớ.

    14:35 | 11/10/2024
  • Những lễ hội tâm linh độc đáo chỉ có tại Tây Ninh

    (Xây dựng) - Được mệnh danh là miền đất hành hương với đời sống tín ngưỡng đặc trưng, Tây Ninh có rất nhiều lễ hội độc đáo diễn ra quanh năm, trong đó núi Bà Đen và Toà Thánh Cao Đài là 2 “thánh địa” của các lễ hội tâm linh không giống bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam.

    09:11 | 10/10/2024
  • Hà Nam: Đẩy mạnh chuyển đổi số để thu hút khách du lịch

    (Xây dựng) - Trong thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực du lịch, nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền. Việc thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp quảng bá hình ảnh hấp dẫn của Hà Nam đến du khách, từ đó thu hút thêm lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.

    20:31 | 08/10/2024
  • Kiên Giang: Dẫn đầu thu hút đầu tư du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

    (Xây dựng) - Thông tin từ Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, đến nay Kiên Giang đã thu hút 317 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số vốn đầu tư trên 16,5 tỷ USD. Đây là tỉnh dẫn đầu thu hút đầu tư du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

    15:08 | 08/10/2024
  • Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

    (Xây dựng) - Với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 8 - 10/11.

    11:21 | 07/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load