Thứ sáu 18/10/2024 10:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Cà Mau: Tập trung đầu tư phát triển ngành “công nghiệp không khói”

Bài 2: Quy hoạch tổng thể để phát triển bền vững

10:58 | 17/10/2024

(Xây dựng) – Để phát triển căn cơ ngành “công nghiệp không khói”, địa phương quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch chung Khu sinh thái đầm Thị Tường.

Bài 2: Quy hoạch tổng thể để phát triển bền vững
Du khách tìm đến Mũi Cà Mau ấn tượng với những điểm nhấn tại Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau.

Hiện Cà Mau định hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh gắn với phát triển các loại hình du lịch khác như: Du lịch biển - đảo, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, mua sắm, nghỉ dưỡng... Cùng với đó, tỉnh đầu tư các tour, tuyến du lịch kết nối giữa Mũi Cà Mau - Sông Đốc - Hòn Đá Bạc và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); phát triển các tuyến du lịch kết nối nội vùng, liên vùng, quốc gia, quốc tế và tuyến du lịch hành lang ven biển phía Nam (Thái Lan - Campuchia, Rạch Giá - Cà Mau); xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau gắn với vị trí địa lý là điểm cực Nam của Tổ quốc cùng với các hoạt động mang đậm nét văn hóa địa phương. Tuy nhiên, phải tạo điểm nhấn để du khách phải tìm đến.

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau

Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích khoảng 20.100ha. Trong đó, khu vực tập trung phát triển khoảng 2.100ha, đây là khu vực vùng lõi, tập trung phát triển, trung tâm hạt nhân của Khu du lịch quốc gia với các công trình du lịch, trung tâm dịch vụ, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái rừng ngập mặn. Các khu chức năng chính, gồm: Khu công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, Khu du lịch sinh thái rừng biển, Khu du lịch cộng đồng sinh thái làng rừng, Khu du lịch sinh thái làng nghề sản xuất và Khu du lịch tổng hợp Khai Long.

Bài 2: Quy hoạch tổng thể để phát triển bền vững
Khách tham quan mẫu nhà làng rừng Đất Mũi.

Điểm nhấn trong không gian Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau có mốc tọa độ quốc gia GPS 0001; cột mốc đường Hồ Chí Minh - điểm cuối Cà Mau, km 2436; bờ kè chắn sóng; biểu tượng con tàu của đất nước luôn hướng ra biển khơi. Đặc biệt, cột cờ Hà Nội tọa lạc tại Mũi Cà Mau là biểu tượng của niềm tự hào thống nhất non sông trên dải đất hình chữ “S” hướng ra biển Đông thiêng liêng của Tổ quốc; Đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ được xem là cụm công trình thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, một trong những biểu tượng du lịch đầy ý nghĩa của Đất Mũi Cà Mau...

Tỉnh ủy Cà Mau tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ lập, triển khai Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm làm cơ sở triển khai quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, quy hoạch phân khu, chi tiết các khu chức năng trong Khu du lịch quốc gia, đảm bảo đến năm 2030 đủ điều kiện công nhận Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau.

HĐND tỉnh Cà Mau đã ban hành Nghị quyết thông qua nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau. Theo đó, tỉnh tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng đồ án, sự cần thiết lập quy hoạch; phạm vi, ranh giới, quy mô, tính chất, quan điểm, mục tiêu và các vấn đề chính cần giải quyết trong quy hoạch; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng; các yêu cầu về điều tra khảo sát hiện trạng thu thập tài liệu, nội dung chính của quy hoạch, hồ sơ sản phẩm; tổ chức thực hiện và nguồn kinh phí thực hiện lập quy hoạch. UBND tỉnh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định và chỉ đạo thực hiện đảm bảo chất lượng các công việc tiếp theo.

Khu du lịch sinh thái đầm Thị Tường sẽ thu hút du khách

Cách thành phố Cà Mau khoảng 40km, cách Quốc lộ 1 khoảng 7km, đầm Thị Tường trải dài qua địa phận của 3 huyện: Phú Tân, Cái Nước và Trần Văn Thời. Trong đó, diện tích lớn nhất thuộc huyện Phú Tân, Đầm Thị Tường (hay đầm Bà Tường), được mệnh danh là “biển hồ giữa đồng bằng”.

Bài 2: Quy hoạch tổng thể để phát triển bền vững
Khu căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước ven đầm Thị Tường.

Theo những người lớn tuổi trong vùng, cái tên đầm Thị Tường hay còn được gọi là đầm Bà Tường có nhiều giai thoại. Tích xưa kể rằng, từ thời khai hoang lập ấp, chúa Hổ rất thích công chúa - con gái của vua Thủy Tề. Thế nhưng, khi mang sính lễ đến cầu hôn lại bị vua Thủy tề từ chối. Vì vậy, chúa Hổ rất giận dữ, phái bầy chim trời dùng đá lấp biển, khiến cho người dân gặp bao điều khó khăn. Trước tình cảnh đó, bà Tô Quý Thị, thường gọi là Thị Tường đã dũng cảm, xua đuổi bầy chim không đến quấy nhiễu cuộc sống người dân, khiến chúng sợ mà không dám quay lại nữa. Những khoảng trống do Bà Tường canh giữ vẫn còn nguyên vẹn không bị đá che lấp, để cá tôm sinh sản nuôi sống con người. Cảm động trước công đức của Bà, người dân đã lấy tên Bà đặt cho đầm, tức là Đầm Thị Tường ngày nay.

Đầm Thị Tường là một trong những điểm đến của khách thập phương. Thế nhưng, để thu hút du khách, UBND tỉnh Cà Mau đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ và dự toán quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái đầm Thị Tường, tỷ lệ 1/10.000. Việc lập đồ án quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái đầm Thị Tường nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh; định hướng phát triển dân cư quanh đầm; phục hồi và bảo tồn các phân khu chức năng thuộc đầm Thị Tường; đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý quỹ đất xung quanh đầm Thị Tường; đề ra giải pháp quy hoạch xây dựng làm cơ sở phát triển đầm Thị Tường theo tiềm năng kinh tế, xã hội và du lịch; là cơ sở pháp lý mời gọi đầu tư và thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Nhà nước.

Mục tiêu đồ án quy hoạch là khai thác tiềm năng du lịch đặc thù miền sông nước của đầm Thị Tường, giải pháp phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên, cân bằng sinh thái và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Phát huy giá trị di tích lịch sử Khu căn cứ Tỉnh ủy tại ấp Xẻo Đước gắn với phát triển du lịch. Định hướng phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan của khu vực như: Trung tâm hành chính - dịch vụ, dân cư hiện trạng sống ven theo đầm Thị Tường, công trình thương mại - dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái… Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực đầm Thị Tường có liên quan đến phát triển của các huyện.

Bài 2: Quy hoạch tổng thể để phát triển bền vững
Khách xuyên rừng đước bằng cano.

Phạm vi nghiên cứu đồ án quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái đầm Thị Tường nằm trên địa bàn 03 huyện: Phú Tân, Cái Nước, Trần Văn Thời. Diện tích dự kiến khu vực lập quy hoạch chung là 1.985ha. Trong đó, diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch 1.322ha; diện tích mặt nước đầm Thị Tường khoảng 663ha. Ranh giới và diện tích quy hoạch sẽ được nghiên cứu và thể hiện rõ trong quá trình lập đồ án quy hoạch chung. Tính chất là khu du lịch sinh thái và các dịch vụ du lịch thuộc đầm Thị Tường trong chuỗi công trình phục vụ du lịch của tuyến du lịch Cà Mau - Sông Đốc - đầm Thị Tường và Mũi Cà Mau.

Dự báo quy mô dân số: Hiện trạng ước tính khoảng 3.500 người sinh sống dọc theo tuyến đường giao thông bao quanh của đầm Thị Tường. Dự báo dân số năm 2030: Khoảng 17.000 người. Định hướng phấn đấu đến năm 2030, dự báo đầm Thị Tường sẽ đón khoảng 0,5 triệu lượt khách/năm (chiếm khoảng 10% lượt khách du lịch của tỉnh). Định hướng đến năm 2040, sau khi đầu tư cơ bản hoàn thiện Khu du lịch thì đầm Thị Tường sẽ có lượng khách du lịch tăng đột biến, phấn đấu đón khoảng 1,2 - 1,5 triệu lượt khách/năm.

Bài cuối: Xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau

Khánh Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kiên Giang: Lượt khách du lịch tăng 15,5% trong 9 tháng đầu năm

    (Xây dựng) – Sở Du lịch Kiên Giang thông tin cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, Kiên Giang đã đón 8.316.968 lượt khách (tăng 15,5% so với cùng kỳ, đạt 90,4% kế hoạch năm). Trong đó, khách quốc tế khoảng 736.728 lượt (tăng 57% so với cùng kỳ, vượt 8,3% kế hoạch năm), tổng thu đạt khoảng 19.787 tỷ đồng (tăng 35,7% so với cùng kỳ, đạt 98,9% kế hoạch năm).

  • Bài cuối: Xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau

    (Xây dựng) – Làm thế nào để phát triển du lịch ở Cà Mau xứng với tiềm năng, lợi thế không phải dễ dàng. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi trò chuyện với ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Cà Mau xung quanh vấn đề trên.

Xem thêm
  • Bài 1: Xây dựng đặc trưng riêng về du lịch

    (Xây dựng) – Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, tính đến hết tháng 9, tỉnh đã đón gần 1,7 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, đạt hơn 70% so kế hoạch năm 2024; tổng thu hơn 2.400 tỷ đồng, tăng hơn 6,5% so cùng kỳ 2023. Từ vùng xa xôi cuối miền cực Nam của Tổ quốc đã thu hút nhiều khách tham quan. Vì sao như vậy?

    19:09 | 16/10/2024
  • Đô thị di sản thiên niên kỷ ở Ninh Bình - Thời cơ và thách thức đối với ngành Du lịch

    (Xây dựng) – Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Đây được xem là thời cơ và cũng là thách thức rất lớn đối với ngành Du lịch Ninh Bình.

    18:57 | 16/10/2024
  • Theo chân báo Hong Kong trải nghiệm văn hóa độc đáo giữa thiên nhiên hùng vĩ của Sa Pa

    (Xây dựng) - Sa Pa, với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu đã là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP) của Hồng Kông đã có những bài viết ca ngợi hết lời về mảnh đất Tây Bắc này, khơi gợi sự tò mò của du khách quốc tế.

    11:32 | 16/10/2024
  • Ngành Du lịch Bình Định đón hơn 8 triệu lượt khách trong 9 tháng

    (Xây dựng) - Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, ngành Du lịch tỉnh Bình Định đón trên 8 triệu lượt khách với doanh thu đạt trên 22.000 tỷ đồng. Bình Định từ một địa phương ít người biết, chỉ là điểm dừng chân, nay trở thành một điểm đến, được nhiều báo, tạp chí, khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao.

    10:30 | 12/10/2024
  • Du lịch Đà Nẵng dịp cuối năm có gì?

    (Xây dựng) - Lễ hội bia có 1-0-2 trên thế giới, ẩm thực được Michelin công nhận cùng nhiều trải nghiệm mới mẻ… đang biến Đà Nẵng trở thành điểm đến được du khách “săn lùng” cho một kỳ nghỉ cuối năm đáng nhớ.

    14:35 | 11/10/2024
  • Những lễ hội tâm linh độc đáo chỉ có tại Tây Ninh

    (Xây dựng) - Được mệnh danh là miền đất hành hương với đời sống tín ngưỡng đặc trưng, Tây Ninh có rất nhiều lễ hội độc đáo diễn ra quanh năm, trong đó núi Bà Đen và Toà Thánh Cao Đài là 2 “thánh địa” của các lễ hội tâm linh không giống bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam.

    09:11 | 10/10/2024
  • Hà Nam: Đẩy mạnh chuyển đổi số để thu hút khách du lịch

    (Xây dựng) - Trong thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực du lịch, nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền. Việc thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp quảng bá hình ảnh hấp dẫn của Hà Nam đến du khách, từ đó thu hút thêm lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.

    20:31 | 08/10/2024
  • Kiên Giang: Dẫn đầu thu hút đầu tư du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

    (Xây dựng) - Thông tin từ Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, đến nay Kiên Giang đã thu hút 317 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số vốn đầu tư trên 16,5 tỷ USD. Đây là tỉnh dẫn đầu thu hút đầu tư du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

    15:08 | 08/10/2024
  • Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

    (Xây dựng) - Với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 8 - 10/11.

    11:21 | 07/10/2024
  • Lai Châu mùa vàng

    (Xây dựng) - Du khách đến Lai Châu dịp tháng 10 hàng năm sẽ quên lối về bởi đây là thời điểm nhiều địa phương của Lai Châu khoác lên mình chiếc áo vàng óng của lúa chín. Một Lai Châu đẹp như tranh vẽ, quyễn rũ bởi những thuở ruộng bậc thang vàng ruộm.

    11:20 | 07/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load