Chủ nhật 17/11/2024 23:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bắc Giang: “Bứt tốc” giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

15:14 | 17/10/2024

(Xây dựng) - Mặc dù có sự tiến triển đáng kể so với giai đoạn 6 tháng đầu năm nhưng đến hết 9 tháng, giải ngân vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của toàn tỉnh Bắc Giang mới đạt gần 40%. Tỉnh đang triển khai nhiều biện pháp để đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn này trong những tháng cuối năm.

Bắc Giang: “Bứt tốc” giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia
Nhiều công trình từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều khó khăn

Theo phân bổ, nguồn vốn ngân sách Trung ương dành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh Bắc Giang trong năm 2024 là 1.013,593 tỷ đồng. Trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 577,157 tỷ đồng (bao gồm cả 28,373 tỷ đồng vốn ODA thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới); vốn sự nghiệp 436,436 tỷ đồng. Đến nay, đã hoàn thành giao chi tiết 100% kế hoạch vốn được Trung ương giao. Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh dành cho các Chương trình mục tiêu quốc gia là gần 68 tỷ đồng.

Ngoài ra, vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia kéo dài là 274,921 tỷ đồng. Vốn ngân sách địa phương là 16,104 tỷ đồng (trong đó: Vốn đầu tư phát triển 13,602 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 2,502 tỷ đồng) và một số nguồn vốn khác.

Tính đến hết tháng 9/2024, tính chung các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia được giao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giá trị giải ngân đạt 618,4 tỷ đồng, bằng 39,7% kế hoạch. Đây là con số thấp so với kế hoạch, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đối với việc giải ngân nguồn vốn này.

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang thì nguyên nhân khiến cho việc giải ngân nguồn vốn này chậm là do quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định về quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan, hiện còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể: Công tác thẩm định đối với các dự án bảo tồn làng bản truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Chương trình.

Việc thực hiện chính sách đối với các xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới gặp khó khăn, nhất là cấp cơ sở, do phải điều chỉnh kế hoạch, đối tượng, định mức hỗ trợ, một số hộ nghèo dân tộc Kinh không được thụ hưởng chính sách…

Ngoài ra, là khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Tiểu dự án 2 dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện UBND tỉnh Bắc Giang đã có Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương đề xuất phương án thực hiện trong thời gian tới, tuy nhiên đến nay chưa nhận được văn bản của Bộ, ngành Trung ương.

Bên cạnh đó, đối với nội dung thành phần số 07 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, hiện có đơn vị đăng ký tham gia xây dựng mô hình nhưng lại có văn bản đề nghị dừng thực hiện do không bố trí được nhân lực thực hiện mô hình và chưa có đơn vị khác đủ điều kiện đăng ký tham gia thực hiện dự án mô hình thí điểm.

Quyết tâm hoàn thành kế hoạch

Xác định việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa quan trọng, đóng góp trực tiếp vào thúc đẩy hàng hóa sản xuất trong nước, phát triển cơ sở hạ tầng, tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, dẫn dắt và định hướng vốn đầu tư toàn xã hội, giúp phát triển kinh tế nhanh và bền vững, UBND tỉnh Bắc Giang đang tập trung nhiều biện pháp để hoàn thành kế hoạch giải ngân trong năm 2024.

Cụ thể, UBND tỉnh Bắc Giang giao các địa phương tập trung cao triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; xác định rõ đối tượng thụ hưởng, nội dung thực hiện chương trình; sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào thực hiện chương trình.

Các cơ quan chủ trì thực hiện các Chương trình, dự án, nội dung thành phần tiếp tục chủ động bám sát, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị được giao kế hoạch vốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện; kịp thời triển khai, hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc ở địa phương.

Chương Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Gần 496 tỷ đồng đầu tư Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam sẽ được đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Hòa Hội, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trên diện tích hơn 8,4ha, tổng vốn đầu tư 495,8 tỷ đồng.

  • Xây dựng kinh tế xanh để bước nhanh vào kỷ nguyên mới

    Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp sớm và nhanh nhất cả nước, góp phần to lớn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp quá nhanh cũng để lại không ít những hệ lụy về môi trường. Vì vậy, các tỉnh khu vực này đang tích cực điều chỉnh để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.

  • Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Chú trọng đầu tư các cụm công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Với việc làm tốt công tác tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, ngay sau khi đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp (CCN) ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã nhanh chóng thu hút hơn 600 nhà đầu tư thứ cấp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

  • Long An: Năng lượng sạch - nền tảng phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ và Liên minh Bỉ - Việt nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác với phía Bỉ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo.

  • Phú Thọ: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn

    (Xây dựng) – Hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, một số diện tích của các cụm công nghiệp vẫn chưa được giải phóng mặt bằng (GPMB). Để đảm bảo tiến độ dự án, Phú Thọ đã huy động nguồn nhân lực tập trung giải quyết vấn đề tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

  • Thuận lợi, thách thức đan xen hoạt động xuất khẩu cuối năm

    Sự bất ổn trong quá trình tiếp tục tái cấu trúc chuỗi cung ứng khu vực và thế giới đã tác động tới triển vọng thương mại toàn cầu. Xuất, nhập khẩu của Việt Nam dự báo có thể tăng hơn 10% trong năm nay và cao hơn một chút vào năm 2025 nhờ sự phục hồi dần của nhu cầu bên ngoài. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn đối mặt không ít rủi ro tiềm ẩn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load