Thứ năm 18/07/2024 13:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

21:23 | 16/07/2024

(Xây dựng) – Đó là chủ đề của Hội thảo do Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn, Văn phòng Điều phối Vệ sinh an toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức ngày 16/7.

An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa phát biểu chào mừng Hội thảo.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thanh Hóa là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lích sử cùng với những bờ biển dài, bãi biển đẹp nổi tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hà... Đây là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa phát triển nền kinh tế tổng hợp “đa ngành, đa lĩnh vực”, trong đó du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế dịch vụ của tỉnh, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước.

Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”.

Những năm qua, Thanh Hóa đã tập trung thu hút đầu tư nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực về du lịch, các tụ điểm, cũng như là các khu, điểm du lịch để có chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tỉnh cũng đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong vấn đề thủ tục hành chính và hành lang pháp lý để các doanh nghiệp đến; đồng thời, tỉnh cũng đã bỏ nhiều nguồn vốn đầu tư các hạ tầng giao thông để kết nối đến các điểm, tuyến du lịch. Hiện nay, tỉnh cũng đang có rất nhiều dự án lớn đã và đang đầu tư tại các địa phương, khẩn trương hỗ trợ nhà đầu tư để hoàn thành sớm các khu, điểm du lịch cũng như là các nơi nghỉ dưỡng để đạt được chất lượng tốt hơn.

Nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành du lịch Thanh Hóa ngày càng phát triển. Năm 2023, tổng số khách du lịch đến Thanh Hóa đạt 12.485.000 lượt khách, tăng 13,1% so với năm 2022, đạt 104% kế hoạch năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 616.200 lượt khách, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch 2023. Tổng thu du lịch đạt 24.505 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2022, đạt 101,3% kế hoạch năm 2023.

Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã đón gần 9,8 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Tổng thu du lịch ước đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, khách đến Sầm Sơn chiếm hơn 65% tổng lượng khách đến Thanh Hóa, tỷ lệ khách lưu trú tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Những điểm du lịch của Thanh Hóa được du khách đánh giá cao là Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn) và đặc biệt là Sầm Sơn - thành phố biển. Chỉ tính năm 2023, Sầm Sơn đã đón gần 8 triệu lượt khách, bằng 112,8% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 109,7% kế hoạch – được đánh giá là một trong những đơn vị đón lượt khách du lịch đông nhất cả nước; phục vụ hơn 15 triệu ngày khách. Tổng doanh thu từ khách du lịch ước đạt gần 14,3 nghìn tỷ đồng. Những con số hết sức ấn tượng trong năm 2023, đã khiến Sầm Sơn tiếp tục được lọt vào danh sách những điểm đến nổi bật mới của Việt Nam, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của du khách trong nước và quốc tế.

Tại Hội thảo, các đại biểu sẽ đánh giá những mặt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Thanh Hóa nói riêng. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo thành phố Sầm Sơn và các cơ quan, đơn vị tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong phát triển du lịch nhằm đổi mới, sáng tạo, tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, kinh doanh hướng tới du lịch xanh bền vững.

An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Ông Nguyễn Hữu Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hoá cho biết: Những năm gần đây, phát triển kinh tế bền vững gắn với tăng trưởng xanh, du lịch xanh ngày càng được quan tâm, trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, phát triển du lịch xanh giúp khẳng định Việt Nam không còn là điểm đến mới nổi, mà là một quốc gia phát triển du lịch có khả năng cạnh tranh. Thực tế trong thời gian qua, du lịch nước ta đã đạt được những bước tiến dài cả về lượng khách và doanh thu ở thị trường quốc tế lẫn nội địa.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,83 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2023. Khách nội địa ước đạt 66,5 triệu lượt. Tổng thu ước đạt khoảng 436,5 nghìn tỷ đồng. Như vậy, lượng khách đến nửa năm đã đạt 50% mục tiêu đề ra cả năm là 17 - 18 triệu lượt.

Trong sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, du lịch Thanh Hóa đóng góp một phần quan trọng. Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón gần 9,8 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Tổng thu du lịch ước đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, khách đến Sầm Sơn chiếm hơn 65% tổng lượng khách đến Thanh Hóa, tỷ lệ khách lưu trú tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Những con số trên cho thấy, ngành Du lịch ngày càng đóng góp quan trọng vào cơ cấu nền kinh tế Việt Nam nói chung, Thanh Hóa và Sầm Sơn nói riêng. Nhất là trong bối cảnh kinh tế sản xuất đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Vì thế, phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế vùng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm du lịch không chỉ là nỗi lo của du khách mà còn là trăn trở của cả ngành Du lịch, của chính quyền địa phương. Bởi lẽ, không phải cơ sở du lịch nào cũng đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịch vụ ăn uống, nhất là ở các điểm du lịch, lễ hội... Hành vi sử dụng hóa chất cấm trong nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm, chưa được ngăn chặn hiệu quả, nên nguồn nguyên liệu phục vụ dịch vụ ăn uống khó bảo đảm tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.

Do đó, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn và Văn phòng Điều phối vệ sinh an toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “An ninh - An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động” là phù hợp với thực tiễn hiện nay.

An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Phát triển du lịch châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC).

Theo ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Phát triển du lịch châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC): Phát triển mô hình du lịch xanh đòi hỏi tuân thủ một loạt các tiêu chí nhằm đảm bảo rằng các hoạt động du lịch không chỉ thân thiện với môi trường mà còn mang lại lợi ích bền vững cho cộng đồng địa phương và nền kinh tế.

Muốn phát triển mô hình du lịch xanh thì cần quan tâm đến các yếu tố như: Đánh giá tác động môi trường (EIA) trước khi khởi động bất kỳ dự án nào; cần bảo vệ sinh thái địa phương đặc biệt là các loài động vật nguy cấp và môi trường sống tự nhiên; áp dụng chính sách giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải, hạn chế sử dụng nhựa dùng 1 lần; nên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió hoặc thủy điện nhỏ.

Ngoài ra, sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước, không xả thải ô nhiễm ra các nguồn nước tự nhiên. Đặc biệt cần phải nâng cao nhận thức giáo dục, truyền cảm hứng, giáo dục cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Ông Hà Văn Giáp, Chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hoá phát biểu.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Hà Văn Giáp, Chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết tình trạng thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tại Việt Nam. Bệnh lý ung thư đã và đang là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Theo số liệu Globocan (Tổ chức Ung thư toàn cầu) 2022 vừa được công bố đầu tháng 3 năm nay, trên toàn thế giới có khoảng 19,9 triệu ca mới và 9,7 triệu ca tử vong, tại Việt Nam có khoảng 180.400 ca mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư.

Theo các chuyên gia, số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá 30%, di truyền chỉ 5-10%, còn lại là các nguyên nhân khác.

Ngày nay, thực phẩm bẩn xuất hiện rất nhiều, người tiêu dùng gặp khó khăn trong vấn đề nhận biết, khó phân biệt đâu là thực phẩm bẩn đâu là thực phẩm sạch, an toàn. Một số nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bẩn như: Tác nhân sinh học: Bao gồm các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong thực phẩm.

Thực phẩm đã sơ chế nhưng không hợp vệ sinh hoặc thực phẩm được chế biến nhưng không được bảo quản đúng cách để côn trùng (ruồi, nhặng...) đậu lên sẽ truyền các vi sinh vật gây bệnh cho con người nếu như ăn phải. Tác nhân hóa học: Hầu hết nguyên nhân gây ra ung thư có liên quan đến thực phẩm đều đến từ nhóm tác nhân này.

Trước thực trạng đó, tỉnh Thanh Hóa, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phảm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Kết luận 624-KL/TU ngày 04/10/2021 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hoá đưa ra giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý trên cơ sở ban hành các quy định cụ thể về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch; Yêu cầu các khách sạn, nhà hàng cam kết thực hiện các quy định đã đề ra về nguồn nguyên liệu thực phẩm đảm bảo chất lượng, điều kiện vệ sinh các trang thiết bị dụng cụ, môi trường và nhân viên phục vụ.

Thứ hai: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến và dịch vụ ăn uống đối với nội dung bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.

Có chế tài xử lý phù hợp đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định, có thể gây hoặc đã gây ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của ngành Du lịch Việt Nam. Đồng thời, ông Hà Văn Giáp cũng đưa ra kiến nghị đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống.

An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Hội thảo gồm 2 phiên thảo luận. Phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề: “Phát triển du lịch “sạch”, bền vững trên nền tảng an ninh, an toàn thực phẩm”; Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề: Phát triển du lịch bền vững trên nền tảng an ninh, an toàn thực phẩm hiện nay.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Nhà báo Nguyễn Viết Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm khẳng định: "Sau 1 thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc Hội thảo: “An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động” do Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức đã kết thúc thành công tốt đẹp với một chuỗi các hoạt động gồm 2 phiên thảo luận. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm lớn của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong ngành Du lịch và ngành công nghiệp thực phẩm.

Do khuôn khổ thời gian Hội thảo có hạn, Ban tổ chức cùng các diễn giả chưa thể giải đáp hết các thắc mắc của quý doanh nghiệp, Ban tổ chức xin tiếp nhận những ý kiến và câu hỏi xoay quanh những vấn đề của thị trường ngành Du lịch và ngành công nghiệp thực phẩm trên website của Tạp chí và sẽ chuyển tới các chuyên gia để giải đáp.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Cú hích nào để Cát Bà hút khách 365 ngày trong năm?

    (Xây dựng) - Là điểm đến yêu thích của du khách, nhưng bên cạnh những trải nghiệm tuyệt vời mùa hè, Cát Bà còn rất nhiều hoạt động thú vị vào các thời điểm khác trong năm mà chưa nhiều người biết đến. Mấu chốt là làm sao đánh thức và khai thác hết tiềm năng để đưa Cát Bà thành điểm đến 4 mùa.

    08:42 | 16/07/2024
  • Du lịch Việt Nam tăng sức hấp dẫn cho du lịch cuối năm

    (Xây dựng) - Từ nay đến cuối năm, ngành Du lịch đã chuẩn bị nhiều sản phẩm mới để đón đầu mùa cao điểm đón khách quốc tế, kỳ vọng nhanh chóng cán đích đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

    16:06 | 15/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    (Xây dựng) - Tối 13/7, Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ” khai mạc tại Quảng trường 2 tháng 4, thành phố Nha Trang. Hoạt động chính của lễ hội là chương trình trình diễn thi đấu ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) với sự góp mặt của 4 đội đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc và UAE.

    15:50 | 14/07/2024
  • Nhiều ca sỹ nổi tiếng tham dự tại Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    (Xây dựng) - Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ” sẽ khai mạc vào tối 13/7 tại Quảng trường 2 tháng 4 thành phố Nha Trang. Chương trình sẽ có sự góp mặt của ca sỹ Mono, Văn Mai Hương, Tùng Dương, Phương Ly…

    21:24 | 12/07/2024
  • Du lịch qua những đỉnh núi ở Lai Châu

    (Xây dựng) - Lai Châu là địa danh được những người mê khám phá mạo hiểm lựa chọn để thử thách bản thân, chinh phục đỉnh cao. Bởi Lai Châu là nơi có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất và cũng là đẹp nhất, khó chinh phục nhất mà dân mê trekking khao khát được đặt chân lên đỉnh.

    16:44 | 12/07/2024
  • Doanh thu kinh doanh khách sạn vượt mức năm cao điểm 2019

    (Xây dựng) – Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc nghiên cứu của Savills Việt Nam, mặc dù số lượng khách quốc tế và khách nội địa năm 2024 không đạt như kỳ vọng, nhưng công suất phòng và mức giá phòng khách sạn tại Việt Nam lại có doanh thu vượt mức năm cao điểm 2019.

    15:09 | 12/07/2024
  • Phú Quốc đứng thứ 2 trong top 25 hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới

    (Xây dựng) - Mới đây, tạp chí du lịch uy tín toàn cầu Travel+Leisure đặt Phú Quốc của Việt Nam ở vị trí thứ 2 trong top 25 hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới, chỉ đứng sau Maldives và vượt qua những hòn đảo vẫn được coi là thiên đường nghỉ dưỡng như Bali, Phuket.

    14:48 | 12/07/2024
  • Biệt thự Phan Thị - Xanh và tĩnh lặng đến mê hoặc

    (Xây dựng) - G9 Resort hay còn gọi là Biệt thự Phan Thị đã quá nổi tiếng kể từ khi được sử dụng làm điểm ghi hình chính trong bộ phim “Người phán xử”. Nhưng chắc nhiều người chưa biết nơi đây còn là điểm nghỉ dưỡng, check in lý tưởng của giới “xê dịch” bởi không gian xanh mát, trong lành, tĩnh mịch và hoang sơ.

    16:12 | 11/07/2024
  • Lạng Sơn đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch

    (Xây dựng) – Ngay từ đầu năm, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, nâng cấp các khu, điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch và trở thành ngành Kinh tế mũi nhọn của địa phương.

    15:47 | 11/07/2024
  • Trung Quốc và Phần Lan bật mí về màn trình diễn pháo hoa trong đêm chung kết DIFF 2024

    (Xây dựng) - Diễn ra vào tối 13/7, chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2024) sẽ chứng kiến màn tranh hùng đáng xem bậc nhất trong các mùa DIFF giữa Phần Lan và Trung Quốc. Cùng nghe hai đội bật mí về các kỹ thuật mà hai đội chuẩn bị để có cơ hội giành chiến thắng.

    14:11 | 11/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load