Thứ tư 15/01/2025 11:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Xử phạt trong lĩnh vực xây dựng: Tối đa là 1 tỷ đồng

15:24 | 29/10/2013

Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh BĐS, khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà công sở vừa được Chính phủ ban hành.


Từ ngày 30/11 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đã có hiệu lực. 

Nghị định gồm có 9 Chương, 72 Điều. Trong đó Chương 4 của Nghị định quy định hành vi vi phạm trong khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD có thể bị phạt từ 30 - 70 triệu đồng. Và theo những quy định mới, mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1 tỷ đồng; trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở là 300 triệu đồng.

Cũng tại khoản 9, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh BĐS, khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở quy định: Nếu những công trình xây dựng sai phạm như trên mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.

Đối với tổ chức tự ý phá dỡ, cải tạo làm thay đổi quy hoạch, kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng đối với biệt thự nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là 100 - 120 triệu đồng và 80 - 100 triệu đồng. Ngoài ra mức phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng nêu trên cũng được áp dụng đối với trường hợp nhà thầu tiếp tục thực hiện thi công xây dựng đối với công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình đã bị người có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình.

Ngoài hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Các vi phạm còn bị hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 6 - 24 tháng, phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính…

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/11/2013, thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh BĐS; khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Vũ Chiến

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load