Thứ sáu 03/01/2025 02:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Xét xử vụ án vỡ đường ống nước Sông Đà: Vinaconex đề nghị xem xét một cách toàn diện Dự án

18:23 | 07/03/2018

(Xây dựng) - Trước thông tin, ngày 05/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hiệu quả nghiêm trọng” xảy ra tại TCty Vinaconex, Vinaconex có văn bản gửi đến Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3), Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội khẳng định: Các sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà thời gian qua là sự cố kỹ thuật rất đáng tiếc, là rủi ro kỹ thuật không lường trước được trong quá trình tự nghiên cứu, thiết kế, thi công và sản xuất ứng dụng công nghệ, vật liệu mới lần đầu tiên của Dự án tại Việt Nam


Đường ống nước Sông Đà vỡ 18 lần, ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân.

Theo Vinaconex, Dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội là Dự án trọng điểm - một sản phẩm có bàn tay trọn vẹn của tập thể cán bộ công nhân viên Vinaconex, bởi nó được thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu xây dựng của chính Vinaconex.

Tuy nhiên, đây là dự án xã hội hóa, hoàn toàn sử dụng vốn đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, mang lại hiệu quả cao cho xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Việc phải dừng cấp nước khi sửa chữa đường ống có những nguyên nhân khách quan và đang nằm trong kế hoạch sửa chữa hàng năm, không gây thiệt hại ngoài dự kiến cho chủ sở hữu công trình.

Hơn nữa, Vinaconex cho rằng, việc lần đầu tự thiết kế, sản xuất ứng dụng vật liệu, công nghệ mới của dự án không tránh khỏi rủi ro kỹ thuật. Điều 25 Bộ luật Hình sự 2015 đã ghi nhận không xem xét trách nhiệm hình sự khi gặp rủi ro về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Những người của Vinaconex được lựa chọn để tham gia thực hiện dự án không chỉ đủ năng lực chuyên môn, quản lý mà còn trách nhiệm. Tại kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra cũng khẳng định việc thực hiện dự án không có dấu hiệu tham ô, tham nhũng và không vì mục đích cá nhân.

Do đó, TCty CP Vinaconex đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm, xem xét một cách toàn diện về lợi ích thực tế mà dự án mang lại và nguyên nhân các sự cố vỡ ống, cũng như ghi nhận sự cố gắng, tâm huyết và những đóng góp của tập thể Vinaconex đã tham gia thực hiện Dự án nước Sông Đà để đưa ra phán quyết thấu tình đạt lý, nhằm khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm của doanh nghiệp và người lao động Vinaconex nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.


Các bị cáo tại Tòa án. (Ảnh: Báo Sức khỏe & đời sống)

Thông tin thêm về dự án, đại diện Vinaconex cho biết, dự án đem lại lợi ích cho cộng đồng. Trong bối cảnh Hà Nội thiếu nước sinh hoạt, việc chuyển từ sử dụng nguồn nước nguồn sang nước mặt là tất yếu. Dự án lần đầu tiên sử dụng nguồn nước mặt cung cấp lưu lượng nước lớn cho Hà Nội.

Việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà  - Hà Nội là một hoạt động đầu tư kinh doanh theo hình thực BOO, sử dụng vốn tự có và vốn vay tín dụng của doanh nghiệp, không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận, Vinaconex thu được lợi nhuận 1.166 tỷ đồng (sau kiểm toán) sau khi đã trả nợ ngân hàng.

Vinaconex cũng đưa ra một số nguyên nhân khách quan của các sự cố vỡ ống, theo thiết kế được phê duyệt, dự án sau khi hoàn thành giai đoạn 2 sẽ có 2 đường ống truyền tải và 1 bể chứa nước dự phòng.

Nhưng đến nay, tuyến ống thứ 2 và bể chứa chưa được đầu tư do không thu xếp được nguồn vốn, bể chứa trạm bơm tăng áp chưa được đầu tư xây dựng do cổ đông lớn của Viwasupco ở thời điểm trước là Cty Aquatico không đồng ý thực hiện.

Đồng thời, rủi ro trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới khi nhập khẩu dây truyền sản xuất, tự sản xuất và sử dụng ống cốt sợi thủy tinh composite.

Về thiệt hại từ sự cố vỡ ống 18 lần, số lượng vỡ là 23km/5000km gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp khai thác là hơn 16,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,46%. Thời gian phải dừng cấp nước của 18 lần vỡ ống là 386/67.872 giờ chiếm tỷ lệ khoảng 0,56% tổng giờ cấp nước.

Số lượng  nước dừng cấp để khắc phục hậu quả khoảng 1.744 nghìn m3/ hơn 490.451 nghìn m3. Việc tạm dừng cấp nước sinh hoạt làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hơn 177 nghìn hộ dân.

Đại diện Cty nước sạch Vinaconex (Viwasupco) cũng cho biết, tính thời điểm vận hành, dự án mag lại hiệu quả cho Viwasupco từ 2009 đến cuối năm 2017 với tổng lợi nhuận hơn 502 tỷ đồng.

HĐQT Viwasupco đã ban hành Nghị quyết và quyết định nhất trí không yêu cầu các cá nhân tổ chức liên quan bồi thường thiệt hại đối với chi phí sửa chữa khắc phục sự cố tuyến ống đã xảy ra.

Ngày 05/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử sơ thẩm nhóm bị cáo trong vụ án 18 lần vỡ đường ống nước sạch Sông Đà. Trong đó, Hoàng Thế Trung (SN 1960) - Nguyên Giám đốc BQL Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà (BQLDA) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. 

Cùng tội danh, có 8 bị cáo khác phải hầu tòa gồm Nguyễn Văn Khải, Trương Trần Hiển - từng giữ chức Phó Giám đốc và Trưởng phòng Vật tư BQLDA; Trần Cao Bằng, Vũ Thanh Hải - Nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Cty CP Ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Đình Trì - Nguyên Trưởng đoàn Tư vấn giám sát Cty CP Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống và Bùi Minh Quân - cán bộ của Viwase.

Ngọc Hà

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load