Thứ năm 23/01/2025 01:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ

14:06 | 22/03/2024

(Xây dựng) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa đặc sắc tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh.

Di sản văn hóa đặc sắc

Theo sử sách ghi lại, Đông Hồ vốn là một làng Việt cổ, có tên chữ là Đông Mại, tên nôm là làng Mái, nằm bên bờ Nam sông Đuống, xưa thuộc vùng Dâu – Luy Lâu; là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá thương mại của nước ta những thế kỷ trước và sau Công nguyên.

Đông Hồ nay là thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng bởi nghề hàng mã và làm tranh. Theo thư tịch và tài liệu cổ (thần tích, sắc phong, gia phả các dòng họ) và các công trình nghiên cứu cho biết, tranh Đông Hồ xuất hiện vào thời Lê Sơ (thế kỷ XV). Các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ, người thợ làng tranh dân gian Đông Hồ vốn xuất phát là người nông dân, chịu thương chịu khó, hiền lành chất phác giàu tình cảm, đã mang “hồn cốt” của con người, làng quê, dân tộc Việt gửi vào từng bức tranh của mình.

Trong cuốn sách “Ai về làng Mái Đông Hồ” nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội năm 2017 có đoạn “con người Đông Hồ giản dị mà Sâu sấc, chất phác mà thông minh, giàu tưởng tượng và sáng tạo, dũng cảm trên đồng ruộng, mưu trí khi cầm bút, ung dung thư thái vẽ tranh, làm thơ”… cũng phần nào thể hiện được tính cách của người dân nơi đây.

Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ
Hình tượng “Vinh quy bái tổ” được dựng trong khuôn viên Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ.

Vào khoảng năm 1945, theo ghi chép của lịch sử, làng Đông Hồ có 17 dòng họ, tất cả các dòng họ này đều làm tranh. Trải qua thăng trầm của lịch sử, hiện làng Đông Hồ chỉ còn một vài gia đình theo nghề làm tranh là gia đình nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế và con trai là Nghệ nhân Nguyễn Hữu Tâm; gia đình Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam có hai người con đều là Nghệ nhân Ưu tú là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Hữu Quả và Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Oanh; gia đình cụ Trần Nhật Tấn và con gái Trần Thị Tố Tâm (con dâu của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế). Hiện tại, gia đình Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế còn lưu giữ tại nhà bộ sưu tập các bản khắc cổ có độ tuổi trên dưới 200 năm.

Trải qua thời gian, tranh dân gian Đông Hồ vẫn được nhiều người yêu thích bởi thể hiện những đề tài quen thuộc, gắn liền với hình ảnh làng quê, cuộc sống bình dị hằng ngày của người Việt. Qua bàn tay, khối óc của các nghệ nhân chắt lọc, những bức tranh dân gian Đông Hồ được áp dụng các chất liệu từ thiên nhiên, tạo nên màu sắc truyền thống, vừa tươi mới có độ bền cao mà vẫn giữ được sự hấp dẫn, độc đáo bởi màu sắc, bố cục, khuôn hình hài hoà, đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc sống như sung túc ấm no: Thóc đầy bồ, gà đầy sân, mong ước vinh hoa phú quý… và cuộc sống lứa đôi, vợ chồng với cái nhìn hóm hỉnh mà sâu sắc.

Tính dân tộc của tranh dân gian Đông Hồ còn được thể hiện từ những nguyên vật liệu từ thiên nhiên như giấy dó; màu sắc sử dụng trong tranh dân gian Đông Hồ được lấy từ cây cỏ (sỏi, đá, vỏ sò, vỏ điệp, lá che, lá tràm, hoa hoè…) trên cơ sở những màu sắc cơ bản ấy, ngày nay các nghệ nhân đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau, làm nên những bức tranh hết sức sống động, hài hòa và vô cùng độc đáo, mang đậm nét hình ảnh quê hương…

Theo các nghệ nhân chia sẻ, quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ gồm 3 bước: Chuẩn bị giấy dó (sau khi hái từ rừng về, người thợ sẽ giã nhỏ, rây thành bột mịn và chế biến thành giấy dó); in tranh (người thợ in màu lên tranh để tạo hình thù, một bức tranh cần có 5 bản khắc, in trong 5 lần); phơi tranh (sau khi in xong, tranh cần phơi khô để không bị lem và bền màu).

Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ
Ván khắc các nhân vật tranh dân gian Đông Hồ phục vụ nhu cầu của khách hàng được lưu trữ ở Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ.

Để làm nên những bức tranh sinh động, người thợ cần có ván in. Ván khắc in tranh gồm 2 loại: Ván in màu và ván in nét. Ván in nét thường được làm từ gỗ thừng mực hoặc gỗ thị. Dụng cụ khắc ván in là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve được làm từ thép cứng. Ván in màu làm từ gỗ mỡ vì có khả năng giữ màu cao hơn.

Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ
Một góc khuôn viên của Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ.

Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, ngày 30/6/2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030”. Đề án gồm 3 tiểu dự án, trong đó có Dự án xây dựng Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ với diện tích xây dựng gần 20.000m2. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 100 tỷ đồng (trung tâm được xây dựng từ năm 2020 hoàn thành năm 2022).

Từ khi đi vào hoạt động, Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ đã đón trên 10.000 khách về tham quan tìm hiểu, trong đó có hơn 1.000 khách nước ngoài. Đặc biệt, đơn vị còn đón nhiều đoàn lãnh đạo Trung ương và tỉnh Bắc Ninh.

Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ
Chương trình ký kết về phát triển du lịch, quảng bá tranh dân gian Đông Hồ với Công ty TNHH Phát triển kỹ năng Giáo dục và Du lịch Sun Star.

Tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa đặc sắc tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, hướng tới phát triển Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ trở thành một điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh; là điểm kết nối, quảng bá về các loại hình di sản văn hóa đặc sắc của tỉnh Bắc Ninh. Ngày 21/3/2024, tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình ký kết về phát triển du lịch, quảng bá tranh dân gian Đông Hồ với Công ty TNHH Phát triển kỹ năng Giáo dục và Du lịch Sun Star.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích và xúc tiến du lịch Bắc Ninh Nguyễn Hữu Mạo cho biết, chương trình phối hợp giữa trung tâm và Công ty TNHH Phát triển kỹ năng Giáo dục và Du lịch Sun Star là một hoạt động thiết thực của trung tâm, với các mục tiêu chung nhằm phát huy vai trò của Trung tâm Bảo tồn tranh Đông Hồ trở thành điểm lưu giữ, kết nối di sản văn hóa của tỉnh. Đồng thời, chương trình được tổ chức cũng nhằm thực hiện có hiệu quả quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa nói chung và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa nói riêng; qua đó, phát triển Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ trở thành điểm giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa tiêu biểu của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc về giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về di sản văn hóa của quê hương.

Năm 2013, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Vào Rằm tháng 3 Âm lịch hàng năm, làng Đông Hồ tổ chức hội làng với những nghi thức truyền thống như: Tế thần, thi mã, thi tranh.

Với mong muốn gìn giữ, phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng hồ sơ đề nghị các cơ quan chức năng của Trung ương xem xét, thẩm định, trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.

Nguyên Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Độc đáo “bé Na” công nghệ

    (Xây dựng) – “Bé Na” của Bình Định đã chính thức được trình làng trong sự háo hức và thích thú của người dân và du khách. “Bé Na” của Bình Định được hình tượng hóa như sự vươn lên, thể hiện sức mạnh của công nghệ. Đây cũng là chủ đề xuyên suốt của tỉnh trong năm 2025 khi tập trung vào phát triển khoa học công nghệ.

  • Top 5 “kiệt tác ánh sáng” nhất định phải check-in tại lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam

    (Xây dựng) - Lễ hội Ánh sáng phương Đông - Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam đang diễn ra tại thành phố điểm đến phía Đông Thủ đô - Ocean City, không chỉ là điểm vui chơi, giải trí hot nhất Vịnh Bắc bộ dịp Tết Ất Tỵ này mà còn là nơi khai sinh của những bộ ảnh check-in triệu like trên mạng xã hội. Dưới đây là 5 “kiệt tác ánh sáng” đang khiến giới trẻ sôi sục với những góc check-in gây bão mạng.

  • Vui Xuân Ất Tỵ: Khám phá sắc thái văn hoá Mường

    (Xây dựng) - Nhằm mang đến một không gian trải nghiệm Tết truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Di sản văn hóa Mường tổ chức chương trình “Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hoá Mường, Hoà Bình” trong hai ngày mồng 4 và 5 Tết (thứ Bảy, Chủ nhật, ngày 1 và 2/2/2025). Chương trình mang đến cho công chúng một không gian Tết kết hợp giữa những hoạt động trải nghiệm cùng các chủ thể văn hóa và khám phá di sản qua công nghệ.

  • Hà Nội: Tái hiện không gian Tết xưa tại phố Phùng Hưng

    (Xây dựng) – Trong các ngày 17/1-6/2, tại phố Phùng Hưng (Hà Nội), UBND quận Hoàn Kiếm chủ trì và giới thiệu đến người dân và du khách dự án Nghệ thuật công cộng trang trí Tết Ất Tỵ 2025, nhằm tái hiện không gian văn hóa truyền thống kết hợp với những ý tưởng nghệ thuật đương đại. Dự án được thực hiện bởi Công ty Mein Garten, mang đến điểm nhấn đặc biệt trong dịp Tết năm nay.

  • Du xuân đón Tết đậm màu sắc Phương Đông tại Vinpearl khắp 3 miền

    (Xây dựng) - Chào đón năm mới Ất Tỵ, các điểm đến Vinpearl, VinWonders, Vinpearl Golf trên toàn quốc chiêu đãi du khách hàng loạt lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá Tết cổ truyền với thông điệp “Phương Đông diệu kỳ - Chơi Tết hết ý”, cùng vô vàn trải nghiệm vui chơi, giải trí, khám phá văn hoá đặc sắc ngày Tết, mở ra một năm mới hanh thông, tài lộc.

  • Du khách ngây ngất với Lễ hội đèn lồng hoành tráng chưa từng có ở Việt Nam

    (Xây dựng) - Trong không khí náo nức của những ngày trước Tết, dòng người đã từ khắp nơi đổ về Thành phố điểm đến phía Đông Hà Nội - Ocean City - nơi đang diễn ra Lễ hội Ánh sáng phương Đông - lễ hội đèn lồng lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới tại một khu đô thị ở Việt Nam.

Xem thêm
  • Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tu bổ, phục hồi Di tích Đình So, Hà Nội

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 153/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

    08:19 | 19/01/2025
  • Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 151/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    08:16 | 19/01/2025
  • Xếp hạng 5 Di tích quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Ngày 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.

    08:11 | 19/01/2025
  • Biển người chen chân trong ngày khai mạc Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam tại Ocean City

    (Xây dựng) - Vượt qua hàng loạt tác phẩm đến từ các cường quốc đèn lồng châu Á, đèn lồng của các nghệ nhân Hội An (Việt Nam) đã chinh phục các giám khảo quốc tế để trở thành “Đèn lồng đẹp nhất thế giới” tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Sự kiện cũng mở màn cho Lễ hội Xuân xuyên Tết - lớn nhất Việt Nam với những chuỗi ngày hội - ăn chơi - mua sắm - check in “đỉnh nóc kịch trần” tại bờ Đông Hà Nội.

    02:15 | 19/01/2025
  • Shark Hưng “cực cháy” tại Cen Awards 2024: Cen Up

    (Xây dựng) – Vừa qua, lần đầu tiên Shark Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Cen Group khuấy động không khí tại sự kiện Cen Awards 2024 bằng màn trình diễn tràn đầy năng lượng. Được biết, đây là hoạt động văn hóa thường niên của Cen Group, năm nay sự kiện đặc biệt hơn khi kết hợp ba chương trình: Loyal Soldiers, Cen Awards, Year End Party, tạo nên dấu ấn đậm nét về văn hóa và sức mạnh nội lực của Cen Group.

    16:19 | 18/01/2025
  • Ninh Bình: Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 51/UBND – VP6, đồng ý chủ trương triển khai nhiệm vụ Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền (Cố đô Hoa Lư) năm 2025.

    11:46 | 17/01/2025
  • Nhà báo Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba cuộc thi sáng tác ca khúc về huyện Lục Nam

    (Xây dựng) - Ngày 15/1, UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Sáng tác ca khúc, logo về huyện Lục Nam”. Tác phẩm “Lục Nam mến thương” của Nhà báo, Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba.

    18:06 | 16/01/2025
  • Tiền Giang: Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công

    (Xây dựng) - Làng đóng tủ thờ Gò Công (thành phố Gò Công, Tiền Giang) đã hình thành từ hơn trăm năm trước. Sản phẩm tủ thờ Gò Công đã hiện diện trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ, đó như một hình ảnh thân quen ở vùng đất nơi đây và trở thành nét văn hóa trong thờ cúng tổ tiên của nhiều gia đình người Việt.

    14:35 | 16/01/2025
  • Điện Biên: Tiếp tục phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc

    (Xây dựng) – Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tạo nên những thành tựu phát triển trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ của tỉnh; đạt được nhiều kết quả mới, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

    09:10 | 16/01/2025
  • Trao giải Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân

    (Xây dựng) – Ngày 15/1, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị phối hợp với Cục Truyền thông Công an nhân dân tổ chức Chương trình tổng kết và trao các giải thưởng Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân, đây là một trong những hoạt động văn hóa – chính trị chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

    21:46 | 15/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load