Thứ năm 28/03/2024 15:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

20:39 | 13/07/2020

(Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

xay dung thanh pho buon ma thuot thanh do thi trung tam vung tay nguyen
Một góc thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra phương hướng phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý trung tâm vùng, tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.

Tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phần mềm, năng lượng sạch; phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc riêng vùng Tây Nguyên; phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, ứng dụng công nghệ cao; chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Căn cứ quan điểm chủ đạo, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Kết luận số 67-KL/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện kết luận.

Chương trình phấn đấu giai đoạn 2021-2025, thành phố Buôn Ma Thuột có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 11%/năm. Đến năm 2025, cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm 62%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế thành phố; thu nhập bình quân đầu người đạt 150 triệu đồng.

Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 77%; cơ bản không còn hộ nghèo; tỷ lệ người dân được cấp nước sạch đạt trên 80%; duy trì 100% xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế...

Để đạt được các chỉ tiêu cụ thể, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND thành phố Buôn Ma Thuột cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp: Quán triệt, tuyên truyền, phố biến thực hiện Nghị quyết; Hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách; Tăng cường thu hút nguồn lực, triển khai các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm; Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư gắn với phát triển các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột, đặc biệt là trong các lĩnh vực có thế mạnh.

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trọng điểm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên; Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước, khô hạn; Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; Tập trung chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ nhân dân.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp thường xuyên với UBND thành phố Buôn Ma Thuột và UBND tỉnh Đắk Lắk, có cơ chế điều hành tập trung, cụ thể để tăng cường sự phối hợp triển khai các nội dung của Nghị quyết.

Đối với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, chủ động phát triển quan hệ liên kết, trao đổi, hợp tác với các tỉnh thuộc khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và vùng Tây Nguyên, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam để tạo thành tam giác phát triển bền vững trên các lĩnh vực, khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế của nhau cùng phát triển;...

Các tỉnh vùng miền Trung, vùng Đông Nam Bộ và nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên chủ động phát triển quan hệ liên kết, hợp tác với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk trên các lĩnh vực, tạo sự gắn bó và sức mạnh chung để cùng khai thác các tiềm năng, lợi thế của nhau vì sự phát triển chung.

Tuyết Hạnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Thanh Xuân (Hà Nội): Phường Hạ Đình tổ thức thực hiện đảm bảo an ninh trật tự và mỹ quan đô thị

    (Xây dựng) - UBND phường Hạ Đình xây dựng và triển khai kế hoạch giải tỏa bãi đỗ xe và bố trí cảnh quan nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự, trật tự đô thị và giải quyết kiến nghị, phản ánh của công dân tại Chung cư tái định cư X1.

  • Sơn Tây (Hà Nội): Tạo bước đột phá trong công tác chỉnh trang đô thị, đưa địa phương trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô

    (Xây dựng) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025”, thị xã Sơn Tây đã đạt được một số kết quả tích cực trên các lĩnh vực, một số chỉ tiêu đã cơ bản hoàn thành, bộ mặt đô thị đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt việc triển khai hoạt động tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã nhận được sự đồng thuận cao của tất cả các cấp, các ngành từ Thành phố tới địa phương, thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và các huyện lân cận.

  • Hà Nội dự kiến lập thêm thành phố mới ở Phú Xuyên, Ứng Hòa

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa trình HĐND Thành phố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo đó, Hà Nội dự kiến sau khi hình thành sân bay thứ 2 vùng Thủ đô sẽ xây dựng thành phố khu vực phía Nam ở huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa.

  • Tái thiết đô thị Biên Hoà: Giảm áp lực quá tải của đô thị nội đô

    (Xây dựng) - Giãn dân, hình thành đô thị có biểu trưng, có không gian xanh, các công trình tiện ích công cộng và khai thác hiệu quả cảnh quan, nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội… là những mục tiêu trong tái thiết đô thị tại Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.

  • Bài 2: TOD - Giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị

    (Xây dựng) – Mô hình chùm đô thị, đa trung tâm - TOD (Transit-Oriented Development) thuộc quy hoạch chung (QHC) đô thị Bắc Ninh được đánh giá là giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị, hướng tới tạo ra không gian đô thị đa dạng, phong phú, đồng thời kết nối chặt chẽ với Vùng Thủ đô Hà Nội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load