Thứ ba 26/11/2024 10:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới

22:35 | 01/01/2024

(Xây dựng) - “Tập trung đầu tư nguồn lực để văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững sớm trở thành tỉnh khá của cả nước” là một trong những nội dung tại Nghị quyết số 18-NQ/TU về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới vừa được Tỉnh ủy Hà Tĩnh ban hành.

Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới
Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) được công nhận là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo đó, Nghị quyết nhằm xây dựng và phát triển toàn diện văn hóa và con người Hà Tĩnh thấm nhuần tinh thần dân tộc, giàu bản sắc quê hương, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền, địa bàn dân cư. Chăm lo xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình, dòng họ, khu dân cư, cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng, giàu bản sắc; phát triển đa dạng các loại hình văn học, nghệ thuật. Tập trung đầu tư nguồn lực để văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, sớm trở thành tỉnh khá của cả nước.

6 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện như: Xây dựng con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện, hội đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam và giá trị riêng có của con người Hà Tĩnh: Yêu quê hương, đất nước; đoàn kết, nghĩa tình, cần cù, hiếu học; năng động, sáng tạo; kỷ luật, trọng danh dự, thượng tôn pháp luật; ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên; tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hiểu biết, tự hào về lịch sử, văn hóa quê hương, dân tộc.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh trong gia đình, dòng họ, địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, văn hóa trong chính trị và kinh tế, văn hóa nơi công cộng... tạo môi trường lành mạnh để hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người Hà Tĩnh.

Đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, nhất là ở cơ sở. Đảm bảo công bằng trong hưởng thụ văn hóa cho mọi người dân. Tăng cường quảng bá hình ảnh về văn hóa, con người Hà Tĩnh đến bạn bè trong nước và quốc tế, gắn với xúc tiến đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh số hóa di sản văn hóa. Huy động nguồn lực đầu tư xã hội nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tạo dựng thương hiệu các sản phẩm văn hóa đặc trưng của Hà Tĩnh. Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn học, nghệ thuật tương xứng với tiềm năng, lợi thế, truyền thống văn hóa và con người Hà Tĩnh, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật. Chú trọng thu hút, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chiến lược về văn hóa, cán bộ trẻ, cán bộ lãnh đạo, quản lý; trọng dụng, đãi ngộ các chuyên gia văn hóa, nghệ nhân, nghệ danh; xây dựng, củng cố và phát huy vai trò đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở.

Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới
Xây dựng và phát triển toàn diện văn hóa và con người Hà Tĩnh thấm nhuần tinh thần dân tộc, giàu bản sắc quê hương, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến.

Các nhóm giải pháp: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tham gia của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới; xây dựng, phát triển toàn diện con người Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thường xuyên chăm lo xây dựng, phát triển, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; ban hành các cơ chế chính sách, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh; tạo dựng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, du lịch đặc sắc.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bảo tồn giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống Thủ đô

    (Xây dựng) – Ngày 25/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì tổ chức Họp báo Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu”. Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11/2024 đến ngày 1/12/2024 tại Công viên Thống Nhất và phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với hơn 80 gian hàng.

  • Trà Vinh: Xây dựng Nhà hát truyền hình với vốn đầu tư 80 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Ngày 22/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH) Trà Vinh tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình xây dựng và mua sắm trang thiết bị Trung tâm kỹ thuật âm thanh, ánh sáng nhà hát truyền hình - Đài PTTH Trà Vinh (Nhà hát truyền hình, tại số 18A, đường Lê Lợi, phường 1, thành phố Trà Vinh). Dự kiến đến ngày 3/4/2026, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh - 15 năm vang danh di sản

    (Xây dựng) - Tối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc rực rỡ ánh đèn và tràn ngập giai điệu Quan họ mượt mà, ngọt ngào chào mừng Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư gần 200 tỷ đồng tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ động thổ dự án Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh, với kinh phí gần 200 tỷ đồng.

  • Thừa Thiên – Huế: Hoàn thiện trùng tu điện Thái Hòa

    (Xây dựng) - Chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa.

  • Nghệ An: Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh

    (Xây dựng) - Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load